Chăn nuôi

TCVN 9586: 2014 Cá nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 9586: 2014 Cá nước ngọt - Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột, cá hương, cá giống và cá bố mẹ của 17 loài cá nước ngọt .

TCVN 1644 : 2001 - Thức ăn chăn nuôi - Bột cá - Thông số kỹ thuật

TCVN 1644 : 2001 - Thức ăn chăn nuôi - Bột cá - Thông số kỹ thuật

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu đối với bột cá được chế biến từ cá nguyên con hoặc một phần của các loại cá dùng để làm thức ăn chăn nuôi.

Doanh nghiệp ngành thủy sản và các yêu cầu pháp lý

Doanh nghiệp ngành thủy sản và các yêu cầu pháp lý

Pháp lý đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình hình thành và hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào và ngành thủy sản cũng không ngoại lệ . Một doanh nghiệp ngay từ khi khởi nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro hiện hữu ngay từ khi bắt đầu hoạt động, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai nếu không có nền tảng pháp lý vững chắc.

Thủy sản và nuôi trồng thủy sản

Thủy sản và nuôi trồng thủy sản

Các tiêu chuẩn về Thực phẩm phổ biến và được áp dụng rộng rãi có thể kể đến

Phúc lợi động vật

Phúc lợi động vật

Bảo vệ phúc lợi của động vật là chìa khóa để đạt được hiệu quả và nuôi trồng thực phẩm an toàn. Nhận thức của người tiêu dùng về động vật và các vấn đề phúc lợi ngày càng được cải thiện, nhu cầu về sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn quyền lợi động vật đang phát triển, thúc đẩy nhà sản xuất duy trì những tiêu chuẩn cao hơn, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Chăn nuôi gia súc và gia cầm

Chăn nuôi gia súc và gia cầm

GAHP là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Animal Husbandry Practice” có nghĩa là thực hành sản xuất chăn nuôi tốt.

Hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi

Các tiêu chuẩn về Hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi phổ biến và được áp dụng rộng rãi có thể kể đến

► Thách thức ngành thủy sản đối với các doanh nghiệp nhỏ

Hiện tại, Việt Nam đang phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên một năm, với trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình…. Các sản phẩm ngành Thủy sản đã đạt được nhiều thành tích vượt trội. Đặc biệt, năm 2020 là năm thành công đối với ngành tôm Việt Nam khi xuất khẩu tăng 6,72% về lượng và tăng 11,07% về trị giá so với năm 2019 trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu tôm thế giới chịu tác động lớn từ dịch COVID-19.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản hiện nay còn nhiều hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn thách thức, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ quy mô từ  5-10 người hay như hộ kinh doanh gia đình còn khó khăn trong thời kỳ diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Cùng với đó bản thân doanh nghiệp nhỏ cũng phải đối phó với rất nhiều thách thức mới, nhiều rủi ro và hiểm hoạ, đơn cử như sau:

  • Thứ nhất các doanh nghiệp nhỏ quy mô sản xuất còn chưa tương xứng với tiềm năng; Vì phần lớn duy trì khi quy mô nhỏ lẻ, trong phạm vi hộ gia đình với phương thức thủ công, hạn chế về cơ giới hóa và chế biến nên phần lớn thủy sản vẫn đang xuất khẩu thô, giá trị mang lại không cao.
  • Thứ hai là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ, doanh nghiệp nhỏ không chủ động ứng phó kịp thời. Hậu quả là làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Thêm vào đó, vấn đề thủ tục hành chính nhiều cũng là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp thủy sản. Vì các doanh nghiệp nhỏ ngay xuất phát ban đầu vốn đầu tư ít, trang thiết bị máy móc không được đầu tư bài bản nếu thủ tục hành chính quá cồng kềnh chậm trễ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Do vậy trước những thách thức trên, doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình phải nhay nhạy tìm lối đi riêng để đạt được mục tiêu năng suất của mình. Chẳng hạn như nguồn nguyên liệu đầu vào tìm các nơi uy tín có đầy đủ, từng khâu và từng thao tác đến khi ra sản phẩm cuối cùng được quản lý bởi những người có trình độ, thâm niên trong nghề cao, kế thừa và phát huy phương thức truyền thống mang nét đặc sắc riêng của vùng miền. Từ đó sản phẩm của doanh nghiệp tạo sự khác biệt với tất cả những doanh nghiệp khác ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng như các sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa nên liên kết các hộ kinh doanh trong khu vực để tạo nên một tập thể lớn sẽ thuận lợi hơn cho sản phẩm đầu ra và cùng bình ổn giá cả thị trường. 


Tóm lại, trước những thách thức trên mỗi doanh nghiệp luôn nỗ lực cố gắng học hỏi khoanh vùng xác định đúng được thị trường mà mình cung cấp được hoạch định là thuận lợi nhất chứ không trải dải tất cả. Đồng thời đề ra phương hướng chiến lược phù hợp trong mọi tình thế ngay cả trong thời điểm dịch bệnh COVID 19 đang diễn biến phức tạp.  

 

►Thách thức ngành thủy sản đối với các doanh nghiệp lớn

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, năm 2021, ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn duy trì được lợi thế so với các đối thủ nên có thể đạt tăng trưởng 10%, đạt 9,4 tỉ USD. Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản thế giới đang duy trì đà phục hồi, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng trưởng trong năm 2021. Sức ép cạnh tranh do đó sẽ khốc liệt hơn đối với với các doanh nghiệp ngành thủy sản ở quy mô lớn vậy thách thức mà doanh nghiệp đã đang và sẽ phải đối mặt là gi? 

  • Trước tiên phải kể đến, tình hình thực tại nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản chưa có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng thiếu đi tính chặt chẽ. Đó là chưa kể, tại thị trường Trung Quốc, hàng thủy sản xuất sang bị kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang nước này trong năm 2021 có thể bị chậm lại ở một số thời điểm.
  • Thứ hai chưa có khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản lớn. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh. 
  • Thứ ba đó là các doanh nghiệp thủy sản lớn nhưng chưa thật sự được coi là doanh nghiệp công nghệ cao. Tức là doanh nghiệp chưa có:  đủ năng lực sản xuất sản phẩm thủy sản công nghệ cao, cung ứng các dịch vụ và hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ cao
  • Thứ tư và cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đó đội ngũ  nhân lực công nghệ cao chưa thực sự đủ cho các doanh nghiệp lớn. Ho là tập hợp đội ngũ những người có trình độ có kỹ năng đáp ứng được quản lý công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ cao. Từ đó sẽ đưa ra được các chiến lược cho ngành thủy sản có những bước tiến vượt trội cả về chất lẫn về lượng.


Vì vậy các doanh nghiệp lớn cần có sự chuyển dịch của ngành thủy sản trong thời gian tới đó là tái cơ cấu ngành thủy sản trên cơ sở đánh giá đầy đủ nhu cầu thị trường trong nước và thế giới. Gắn tái cơ cấu ngành thủy sản với điều kiện phát triển thủy sản của từng vùng, từng địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn tái cơ cấu ngành thủy sản với tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào đến nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

Đối với ngành thủy sản Việt Nam các doanh nghiệp luôn chấp hành Luật 18/2017/QH1- Luật thủy sản, Nghị định 26/2019/NĐ-CP- hướng dẫn Luật Thủy sản, Quy phạm thực hành đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản - TCVN 7265:2015. Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành Thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Thủy sản. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.
 

Giải pháp

Thấu hiểu được ngành chế biến thủy sản có sự chuyển biến rõ rệt trong phương thức sản xuất, từ chế biến với các máy móc, thiết bị thô sơ, kỹ thuật đóng gói, bảo quản đơn giản sang đầu tư công nghệ cao, ISOCERT đã cung cấp các dịch vụ đáp ứng cho các doanh nghiệp được chứng nhận đủ hoạt động chế biến để cho ra sản phẩm chất lượng theo các tiêu chuẩn như HACCP, GMP, BRC (Global Standard for Food Safety), ACC, ISO 9001:2015, ISO 22000:2018.

Và thực tế có rất nhiểu doanh nghiệp khi trải nghiệm dịch vụ đào tạo và chứng nhận của ISOCERT tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường…

Ngành thủy sản Việt Nam cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật Bản, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông  u, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đồng thời, phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn. Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa doanh nghiệp lớn chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu là các doanh nghiệp nhỏ hay hộ kinh doanh gia đồng; sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp…Trong bối cảnh hiện nay, việc EVFTA sẽ được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng, giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo