Dịch vụ Chứng nhận Hợp quy - Cấp giấy Chứng nhận hợp quy - Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Uy tín

Dịch vụ Chứng nhận Hợp quy - Cấp giấy Chứng nhận hợp quy - Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Uy tín

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động kiểm định đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng . Việc chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương là hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức.

Tổng quan

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là gì? 

Chứng nhận hợp quy sản phẩm (chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật) là việc kiểm định đánh giá và xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc chứng nhận hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật là việc bắt buộc, phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được áp dụng cho từng đối tượng cụ thể quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.  

Trên những bao bì sản phẩm hay dịch vụ chúng ta sử dụng thường có các chỉ số như TCVN hay ISO, EN, IEC, Codex,…Đó chính là dấu hiệu nhận biết sản phẩm dịch vụ đó đã được chứng nhận hợp quy.

 Mẫu giấy chứng nhận hợp quy

Các tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy 

Chứng nhận hợp quy thường dựa trên các tiêu chuẩn sau: 

➣ Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy tại Việt Nam là QCVN

➣ Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy quốc tế là ISO, IEC, Codex,..

➣ Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy Anh là BS

➣ Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy Trung Quốc là GB

➣ Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy Nhật là JIS

Đối tượng cần chứng nhận hợp quy 

Những đối tượng bắt buộc cần phải chứng nhận hợp quy để có thể sản xuất, kinh doanh trên thị trường bao gồm: 

➣ Là sản phẩm hàng, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định.

➣ Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Quy chuẩn dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Tại sao phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy của sản phẩm?

Chứng nhận hợp quy sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất. Việc chứng nhận hợp quy sẽ là tăng chất lượng sản phẩm luôn được ổn định và nân cao giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa yêu cầu của quy chuẩn được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, doanh nghiệp không phải đối diện với những rủi ro do bị thu hồi sản phẩm không phù hợp với chất lượng sản phẩm theo quy định và phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. 

  

Chứng nhận hợp quy là văn bản chứng nhận cho doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Chứng nhận hợp quy là những văn bằng pháp lý làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thì trường trong nước và quốc tế do được bên thứ ba chứng nhận.

Lợi ích khi sản phẩm được chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm sẽ đem lại lợi ích đối với nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể: 

Đối với nhà sản xuất

Trước tiên, nhà sản xuất sẽ thu lại được nhiều lợi ích đáng kể khi thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình, trong đó phải kể đến như: 

➣ Sản phẩm đó được chứng nhận đạt các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan.

➣ Tạo lòng tin của khách hàng, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.

➣ Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận,họat động chứng nhận sản phẩm đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.

➣ Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.

➣ Doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.

Đối với người tiêu dùng

Khi sử dụng những sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm đảm bảo yêu cầu chất lượng, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường sinh thái .

Đối với cơ quan quản lý nhà nước 

Chứng nhận hợp quy giúp cho nhà nước thuận lợi trong việc quản lý các loại sản phẩm đang lưu hành trên thị trường nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, hàng hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Danh mục các nhóm sản phẩm phải chứng nhận hợp quy

Do nhu cầu phát triển kinh tế nên hoạt động sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng với số lượng sản phẩm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy rất đa dạng gồm các nhóm sản phẩm sau:  

TT
Tên/nhóm sản phẩm, hàng hóa
Bộ quản lý
ngành, lĩnh vực
Tên văn bản
I
1.
Xăng
Bộ Khoa học và Công nghệ
Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20 tháng 3 năm 2009
 
 
2.
Nhiên liệu điêzen
3.
Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
4.
Các sản phẩm điện, điện tử
5.
Nhiên liệu sinh học gốc
6.
Đồ chơi trẻ em QCVN 3: 2009/BKHCN
II
1.
Thuốc thành phẩm, Vắc-xin, Sinh phẩm điều trị
Bộ Y tế
Thông tư số 44/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 12 năm 2011
2.
Nguyên liệu làm thuốc, Dược liệu, Tá dược, Vỏ nang thuốc, Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
3.
Trang thiết bị y tế
4.
Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng, y tế
5.
Vị thuốc đông y có độc tính
6.
Thiết bị y học cổ truyền
III
1.
Giống cây trồng nông nghiệp gồm: Giống lúa, ngô, lạc, đậu tương và giống khoai tây
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
 
- Thông tư số 50/2009/TT- BNNPTNT ngày 18 tháng 8 năm 2009
 
 
- Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 8 năm 2010
- Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 10 năm 2012
2.
Giống cây trồng lâm nghiệp
3.
Giống vật nuôi trên cạn
4.
Giống thủy sản
5.
Sản phẩm chăn nuôi
6.
Sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè, cà phê, điều, tiêu)
7.
Thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm
8.
Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã
9.
Sản phẩm lâm sản (gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ)
10.
Thuốc bảo vệ thực vật
11.
Thuốc thú y
12.
Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón
13.
Thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi
14.
Thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn thủy sản
15.
Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản
16.
Phụ gia hóa chất dùng trong lâm nghiệp
17.
Công trình thủy lợi
18.
Công trình đê điều
19.
Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong thủy sản
20.
Các loại máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp có khả năng gây mất an toàn
IV
1.
Phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải
Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22 tháng 12 năm 2011
2.
Kết cấu hạ tầng giao thông
3
Dịch vụ trong lĩnh vực giao thông, vận tải
V
1.
Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng
Bộ Xây dựng
- Thông tư số 11/2009/TT- BXD ngày 18 tháng 6 năm 2009
 
 
- Thông tư số 14/2010/TT- BXD ngày 20 tháng 8 năm 2010
 
- Thông tư số 15/2014/TT- BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014
2.
Nhóm sản phẩm kính xây dựng
3.
Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa
4.
Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ
5.
Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe
6.
Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát
7.
Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
8.
Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa
9.
Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi
10.
Nhóm sản phẩm vật liệu xây
VI
1.
Hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp
Bộ Công Thương
- Thông tư số 41/2015/TT-BCT ngày 24 tháng 11 năm 2015
- Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015
 
2.
Máy, thiết bị đặc thù công nghiệp
3.
Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác
VII
1.
Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Bộ Lao động - Thương binh              và Xã hội
Thông tư số 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 01 năm 2010
2.
Các công trình vui chơi công cộng
3.
Phương tiện bảo vệ cá nhân
VIII
1.
Thiết bị đầu cuối
Bộ Thông tin và Truyền thông
- Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 3 năm 2014
- Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20 tháng 03 năm 2012
2.
Thiết bị vô tuyến điện
3.
Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp
4.
Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer)
5.
Máy tính chủ (Server)
6.
Máy tính xách tay (Laptop and portable computer)
7.
Thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA)
8.
Thiết bị định tuyến (Router)
9.
Thiết bị tập trung (Hub)
10.
Thiết bị chuyển mạch (Switch)
11.
Thiết bị cổng (Gateway)
12.
Thiết bị tường lửa (Fire wall)
13.
Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình vệ tinh
14.
Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số
15.
Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (Set Top Box DVB-T2)
16.
Máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV)
17.
 
Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng
18.
Thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông công cộng qua giao diện tương tự hai dây
19.
Tổng đài PABX
20.
Thiết bị truyền dẫn quang
IX
1.
Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy
Bộ Công an
 
Thông tư số 14/2012/TT-BCA ngày 20 tháng 03 năm 2012
2.
Trang thiết bị kỹ thuật
3.
Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Các phương thức chứng nhận hợp quy

➣ Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

➣ Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.

➣ Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

➣ Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

➣ Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

➣ Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.

➣ Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

➣ Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?

Các tổ chức, cá nhận đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có những quyền lợi sau:

➣ Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;

➣ Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;

➣ Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Quy trình chứng nhận hợp quy như thế nào theo quy định của pháp luật

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;

Bước 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);

Bước 3: Đánh giá chính thức, bao gồm:

➣ Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;

➣ Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.

Bước 4: Báo cảo đánh giá;

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận;

Bước 6: Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 – 12 tháng/lần).

Bước 7: Công bộ hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Có thể xin giấy chứng nhận hợp quy ở đâu?

Để được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…của mình thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tới tổ chức chứng nhận (có thể gửi tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định). Sau khi tiến hành đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì những nơi này sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu và hướng dẫn sử dụng dấu cho khách hàng.

Dịch vụ xin giấy chứng nhận hợp quy, đăng ký công bố hợp quy cho khách hàng của ISOCERT

Nhận thấy thực tế là có khá nhiều doanh nghiệp muốn thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa của mình và đồng thời công bố hợp quy cho chúng nên công ty ISOCERT đã triển khai gói dịch vụ tư vấn và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết với tiêu chí Nhanh chóng – Trọn gói – Tiết kiệm- Uy tín. Quy trình dịch vụ của công ty cụ thể như sau:

Bước 1: Đánh giá sơ bộ điều kiện cơ sở và các giấy tờ doanh nghiệp hiện có

Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm và công bố hợp quy sản phẩm, cụ thể gồm:

➣ Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu mà khách hàng đề xuất;

➣ Tư vấn các thủ tục cần làm khi xin giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa;

➣ Tư vấn việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy/ hồ sơ đăng ký công bố hợp quy;

➣ Tư vấn về các vấn đề có liên quan khác.

Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng;

Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy/ hồ sơ đăng ký công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa;

Bước 5: Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết khác;

Bước 6: Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận hợp quy, thông báo các kết quả công bố hợp quy đã đề xuất.

Thời hạn của giấy chứng nhận sản phẩm? 

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.

Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm? 

Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.

Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm do ISOCERT cấp cho khách hàng  

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Chứng Nhận Và Giám Định Quốc Tế ISOCERT

➣ Phone: 1900.636.538 / 0976.389.199

➣ Email: contacts@isocert.org.vn 

ISOCERT mong muốn mang lại nhiều “GIÁ TRỊ TỐT NHẤT” cho bạn!

 

Quy trình chứng nhận

 Quy trình chứng nhận hợp chuẩn 

Tài liệu liên quan

STT Tài liệu liên quan
1 Tải Phiếu Đăng ký chứng nhận Tải form đăng ký
2 Quy định nguyên tắc và điều kiện chứng nhận Tải form đăng ký
3 Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận Tải form đăng ký
4 Thủ tục khiếu nại + kháng nghị 
5 Hướng dẫn mở rộng, thu hối phạm vi CN Tải form đăng ký
6 Danh sách đình chỉ chứng nhận

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo