Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông quy định mức giới hạn của các yêu cầu kỹ thuật đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép cốt bê tông phủ epoxy (sau đây gọi tắt là thép làm cốt bê tông) và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Tổng quan

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN

QCVN 7:2011/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép cốt bê tông biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số: 21/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN quy định mức giới hạn của các yêu cầu kỹ thuật đối với các loại thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép phủ epoxy làm cốt bê tông (sau đây gọi tắt là thép làm cốt bê tông) và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với thép làm cốt bê tông sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

Quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN không áp dụng đối với thép làm cốt bê tông là thép hình, thép mạ và thép cốt bê tông sợi hỗn hợp phân tán.

Quy chuẩn QCVN 7:2011/BKHCN áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối thép làm cốt bê tông, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN

Doanh nghiệp thực hiện chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN sẽ đạt được nhiều lợi ích như:

➣ Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế;

➣ Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

➣ Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các rủi ro và chi phí liên quan nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

➣ Được sử dụng giấy chứng nhận (do tổ chức chứng nhận cấp) khi tham gia thầu/đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình, hệ thống của các lĩnh vực/ngành có liên quan;

➣ Giúp sản phẩm dễ dàng được người tiêu dùng chọn lựa và tín nhiệm bởi đã được tổ chức chứng nhận bên thứ ba đánh giá/xác nhận;

➣ Tăng ưu thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường;

➣ Nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm; 

➣ Giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp lý và có thuận lợi khi vào thị trường các nước thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam tham gia.

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7:2011/BKHCN ở đâu uy tín?

Tổ chức chứng nhận hợp quy (tổ chức chứng nhận như ISOCERT) là tổ chức có năng lực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN

Tổ chức chứng nhận hợp quy phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. 

Tổ chức (doanh nghiệp) có thể đăng ký chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông tại tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT.

Thủ tục công bố hợp quy thép làm cốt bê tông

Công bố hợp quy thép làm cốt bê tông là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, thép làm cốt bê tông dùng để sản xuất xi măng vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.

Trình tự công bố hợp quy thép làm cốt bê tông

Bước 1: Đánh giá hợp quy theo QCVN 7:2011/BKHCN

a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 

Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng tại sở xây dựng

Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Hồ sơ công bố hợp quy thép làm cốt bê tông

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

  1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật); 

c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân. 

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng;

  1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

a) Bản công bố hợp quy

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001,...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng.

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;

e) Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan;

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có công chứng.

Xử lý hồ sơ công bố hợp quy thép làm cốt bê tông

Hồ sơ công bố hợp quy thép làm cốt bê tông gửi tới cơ quan chuyên ngành được xử lý như sau:

  1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. 

Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

  1. Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

a) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. 

Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);

 b) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

 

Quy trình chứng nhận

 Quy trình chứng nhận hợp chuẩn

Tài liệu liên quan

STT Tài liệu liên quan
1 Tải Phiếu Đăng ký chứng nhận Tải form đăng ký
2 Quy định nguyên tắc và điều kiện chứng nhận Tải form đăng ký
3 Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận Tải form đăng ký
4 Thủ tục khiếu nại + kháng nghị 
5 Hướng dẫn mở rộng, thu hối phạm vi CN Tải form đăng ký
6 Danh sách đình chỉ chứng nhận

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo