Lâm nghiệp

Cơ hội và thách thức của cac doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp

Nói đến ngành lâm nghiệp ắt hẳn ai trong chúng ta cũng thấy được vai trò quan trọng của nó đối với nền kinh tế nước nhà.Vậy nên hằng năm nước ta luôn đẩy mạnh thực hiện Đề án Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến; triển khai phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng; cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ, chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng... Cùng với chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp, còn đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư gắn sản xuất với chế biến lâm sản. 

Do đó các doanh nghiệp sẽ có những cơ hội nhất định để đạt được lợi nhuận cao. Đầu tiên phải kể đến đó sự quan tâm chỉ đạo của đảng và nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời Luật Lâm nghiệp với nhiều điểm mới đã mở ra hành lang pháp lý hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư vào ngành lâm nghiệp. Hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật về lâm nghiệp được xây dựng và hoàn thiện một cách đồng bộ sẽ đồng thời có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, cùng thời điểm có hiệu lực của Luật Lâm nghiệp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động quản lý và sản xuất lâm nghiệp trên toàn quốc. Từ đó các doanh nghiệp được hỗ trợ tốt hơn nhằm nâng cao giá trị đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Hiện nay đối với ngành lâm nghiệp xuất hiện các ngành nhỏ hơn như ngành lâm nghiệp đô thị cũng đang có bước phát triển nhảy vọt. Đặc biệt lâm nghiệp đô thị có vai trò quan trọng trong việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Từ đó các doanh nghiệp sẽ tìm hiểu vào các thị trường này có thể đưa ra các chiến lược phát triển xung quanh phạm vi hoạt đông của nó. 

Hình 2: Phạm vi hoạt động của Lâm nghiệp đô thị

Các doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị kỹ lưỡng sẵn sàng hội nhập sâu rộng, thông qua Hiệp định về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), mở cánh cửa lớn cho sản phẩm gỗ sang thị trường chung châu Âu (EU) và các nước trên thế giới, là tín hiệu lạc quan để ngành xuất khẩu gỗ trở thành sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, một trong những nhóm ngành đem đến lợi nhuận cao.

Cơ hội của ngành lâm nghiệp là nhiều nhưng có một sự thật là các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp các thách thức tiềm ẩn đầy khó khăn sóng gió. Trước mắt biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ nét đến sản xuất lâm nghiệp, thời tiết nắng nóng và diễn biến thất thường, tiềm ẩn nguy cơ cao gây cháy rừng; nhu cầu về gỗ, lâm sản, đất sản xuất của Nhân dân ngày càng gia tăng, tạo áp lực lớn đối với rừng tự nhiên. Trong khi, hạ tầng phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ, cơ cấu giống cây trồng lâm nghiệp chưa phong phú, việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị kinh tế thấp, sức cạnh tranh yếu; chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, nhiều rủi ro, phân bố chủ yếu ở miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Bên cạnh các cơ hội và thách thức thì một số doanh nghiệp tìm đươc vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế. Đó là tiếp tục tái cơ cấu đồng bộ theo chuỗi từ trồng rừng đến khai thác, chế biến và tiêu thụ để tăng trưởng bền vững. Mặt khác, doanh nghiệp xác định không phát triển kinh tế bằng mọi giá, không vì phát triển kinh tế trước mắt mà bỏ giá trị môi trường. Các doanh nghiệp lớn của ngành lâm nghiệp kiên định phát triển thương hiệu, uy tín chất lượng sản phẩm, duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống; tìm kiếm mở rộng thị trường mới, thị trường tiềm năng và chú trọng phát triển thị trường trong nước…

 

Tiêu chuẩn - Quy chuẩn

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện nay áp dụng với lĩnh vực Lâm nghiệp

Các quy định chung đối với Lĩnh vực Lâm nghiệp bao gồm:

  1. Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  2. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
  3. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;
  4. Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của bộ NN&PTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
  5. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  6. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
  7. Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý rừng bền vững
  8. Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN ngày 16/11/2018 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
  9. Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Giải pháp

Làm thế nào Lâm nghiệp, giấy và bao bì có thể thích ứng để phát triển mạnh?

Như chúng ta đã biết, các ngành sản xuất lâm sản phải phát triển từ gốc rễ thì mới tạo ra các sản phẩm mới và như vậy, doanh nghiệp mới có thể áp dụng các phương thức kinh doanh mới và mở rộng tìm kiếm các thị trường xuất khẩu nếu có. ISOCERT xin giới thiệu một số kiến thức về ngành Lâm nghiệp, phạm vi tiếp cận toàn cầu và các công cụ có thể để trợ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Thời gian thay đổi kéo theo sự thay đổi phương thức, sản phẩm và cơ cấu tổ chức cho các ngành sản xuất Lâm nghiệp, giấy và bao bì. Mỗi doanh nghiệp đang thích ứng để phát triển mạnh mẽ trong một môi trường đầy thách thức, với truyền thông kỹ thuật số tiếp tục vượt xa phương tiện in ấn, tăng áp lực để tối ưu hóa hoạt động nhằm cắt giảm chi phí và tập trung chú ý vào các phương thức kinh doanh bền vững và quản lý môi trường.

Để phát triển, các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực, lâm nghiệp, lâm sản phải tìm cách bảo tồn tài nguyên và năng lượng trong khi tối đa hóa sản lượng. Các doanh nghiệp sản xuất giấy cần phải tìm kiếm các ứng dụng mới cho sản phẩm của họ khi nhu cầu và sự thoải mãn của khách hàng ngày càng tăng cao. Các doanh nghiệp giấy và bao bì phải đáp ứng mối quan tâm ngày càng tăng đối với các sản phẩm thay thế làm từ giấy cho nhựa, đặc biệt là khi nói đến các sản phẩm tiêu dùng làm từ giấy. Và các doanh nghiệp phải nắm lấy công nghệ kỹ thuật số để cải thiện sản xuất, chuỗi cung ứng và quy trình khác.

ISOCERT với đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu rộng về các ngành lâm sản, giấy và bao bì sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập hành trình chuyển đổi hướng theo thực tế hiện nay để xây dựng được các mối quan hệ đối tác với khách hàng lâu dài. Bằng cách kết hợp bí quyết lĩnh vực, chuyên môn về kinh doanh và khả năng kỹ thuật số, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng thuộc mọi loại hình, từ một nhà sản xuất lâm sản khởi động chuyển đổi kỹ thuật số đến một nhà máy giấy và bột giấy độc lập, chuyển đổi sang sản xuất một loại sản phẩm khác giấy.

Với dự án như trên, chúng tôi mang đến các mô hình thị trường, bộ công cụ và cơ sở dữ liệu sẵn sàng sử dụng cho công việc của mình với các doanh nghiệp về lâm sản, giấy và bao bì. Dự án bao gồm các chủ đề sau:

1. Chuyển đổi kỹ thuật số;

2. Các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả con người và tổ chức;

3. Chiến lược và định hướng phát triển công ty;

4. Cái tiến quy trình và sản xuất bao gồm bảo trì dự đoán và hệ thống nhà xưởng thông minh;

5. Kế hoạch bán hàng;

6. Chuỗi cung ứng;

7. Các cơ hội kinh doanh mới bao gồm các dự án liên doanh, quan hệ đối tác mới cũng như việc hợp nhất hoặc mua lại doanh nghiệp.

Nhóm chuyên gia về lâm nghiệp của ISOCERT sẽ cộng tác với các chuyên gia bên ngoài liên quan đến tính bền vững, vật liệu xây dựng rừng, hoạt động tiếp thị bán hàng và định giá.

 

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo