Thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard

Thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard

Khái niệm Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai giáo sư đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh. BSC đã giúp cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai.

 

Tổng quan

Khái niệm Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai giáo sư đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh. BSC đã giúp cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai.

Việc đo lường thật sự quan trọng vì “nếu không đo lường được, bạn sẽ không thể quản lý được”. Một hệ thống đo lường của tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mọi người ở cả trong và ngoài tổ chức đó. Nếu các công ty muốn tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh ở thời đại thông tin thì họ phải sử dụng những hệ thống đo lường và quản lý được hình thành từ những chiến lược và khả năng của chính họ. Tuy nhiên, nhiều tổ chức đi theo những chiến lược về quan hệ khách hàng, năng lực cốt lõi và khả năng tổ chức nhưng lại chỉ thúc đẩy và đo lường hoạt động bằng những thước đo tài chính. BSC đã giải quyết hiệu quả những hạn chế của các thước đo tài chính mang tính ngắn hạn và phản ánh kết quả quá khứ bằng việc bổ sung các thước đo là động lực phát triển doanh nghiệp trong tương lai. BSC chuyển hóa tầm nhìn/sứ mệnh và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo, được tổ chức thành bốn viễn cảnh khác nhau là Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ và Học hỏi và phát triển.

Bốn viễn cảnh của BSC giúp một doanh nghiệp duy trì một sự cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa các kết quả kỳ vọng và các nhân tố động lực thúc đẩy các kết quả này, giữa các chỉ số khách quan, cứng và các chỉ số mang tính chủ quan.

Lợi ích

- Giúp truyền đạt tầm nhìn và chiến lược hữu hiệu trong toàn doanh nghiệp.

- Cải thiện việc liên kết mục tiêu của các bộ phận và cá nhân với chiến lược.

- Tăng cường liên kết giữa chiến lược với chương trình hành động và phân bổ nguồn lực.

- Thúc đẩy việc phản hồi thông tin chiến lược.

Áp dụng

Chiến lược không phải là một quy trình quản trị riêng lẻ. Đó là một bước đi trong một chuỗi liên tục hợp lý, tác động lên một tổ chức từ Sứ mệnh do các nhà lãnh đạo cấp cao tuyên bố đến công việc cụ thể được các nhân viên thực hiện. Hình dưới đây trình bày một mô hình đã được áp dụng trong thực tế.

 

Với mô hình nêu trên, ta có các bước triển khai xây dựng BSC như sau:

Bước 1: Thiết lập Tầm nhìn;

Bước 2: Xác định sứ mệnh/nhiệm vụ;

Bước 3: Phát triển 4 viễn cảnh BSC;

Bước 4: Xây dựng bản đồ chiến lược;

Bước 5: Thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo