Chính sách tiêm vaccine Covid tại Việt Nam và những điều cần biết

Chính sách tiêm vaccine Covid tại Việt Nam và những điều cần biết

Admin 30/09/2021

1. Các loại vaccine được phê duyệt tại Việt Nam

  • Vaccine AstraZeneca sản xuất tại Anh

Vaccine AstraZeneca được nghiên cứu, phát triển bởi Trường Đại học Oxford và Tập đoàn AstraZeneca nổi tiếng của nước Anh. Phác đồ tiêm của vaccine này là 2 liều tiêm tiêu chuẩn, dành cho người đủ 18 tuổi trở lên. Hiệu lực bảo vệ lên tới 89%.

Vaccine AstraZeneca đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

  • Vaccine Vero Cell (Sinopharm) được sản xuất tại Trung Quốc

Vaccine Vero Cell (Sinopharm) được nghiên cứu, sản xuất bởi Beijing Institute of Biological Products của Trung Quốc; được đưa vào chính sách tiêm vaccine Covid của Việt Nam theo tính cấp bách. Loại vaccine này được chứng minh có hiệu lực phòng Covid lên tới 78.2%

Vaccine Vero Cell đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

  • Vaccine Comirnaty sản xuất bởi Pfizer/BioNTech

Vaccine Comirnaty là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển. Loại vaccine này được bào chế dưới dạng đậm đặc pha tiêm. Vaccine của Pfizer/BioNTech được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Công ty TNHH Pfizer (Việt Nam) cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 28/5.

Vaccine  của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng. Vaccine Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

  • Vaccine Moderna do Mỹ sản xuất

Vaccine Moderna (còn có tên khác là Spikevax hay mRNA-1273) là loại vaccine phòng Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mới sử dụng vật chất di truyền RNA. Vaccine do công ty Moderna (Công ty công nghệ sinh học của Mỹ) phối hợp với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) phát triển. Thử nghiệm đã cho thấy loại vaccine này chứng minh hiệu quả phòng bệnh lên tới 94.1%.

Vaccine Moderna đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

  • Vaccine Sputnik V do Nga sản xuất

Vaccine Sputnik V (tên khác là Gam-COVID-Vac) do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất được đánh giá có hiệu quả bảo vệ khỏi Covid-19 lên đến 91.6%. Loại vaccine này đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn an toàn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ biến chứng và tử vong gây ra do Sars-Cov-2.

Vaccine Sputnik V được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.

  • Vaccine Janssen

Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.

2. Đối tượng tiêm vaccine Covid theo chính sách tiêm vaccine

Ai được tiêm vaccine Covid?

Theo chính sách tiêm vaccine của Việt Nam, đối tượng được tiêm cần đủ 18 tuổi trở lên, chưa từng mắc Covid và cơ thể không bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong vaccine. Bên cạnh đó cũng có những đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng như:

  • Người có tiền sử sốc phản vệ khi tiêm vaccine Covid liều thứ 1; hoặc tiền sử sốc phản vệ tiêm vaccine khác.
  • Phụ nữ trong thai kỳ ( dưới 13 tuần) hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Người bị bệnh ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng.
  • Người bệnh cấp tính.
  • Trong vòng 14 ngày trước đó có điều trị xạ trị, hóa trị hoặc corticoid liều cao.
  • Trong vòng 90 ngày trước đó có điều trị immunoglobulin; hoặc tiêm huyết tương của người mắc Covid đã điều trị khỏi.
  • Trong vòng 14 ngày trước đó có tiêm vaccine phòng bệnh khác.
  • Trong vòng 6 tháng trước đó đã mắc bệnh Covid19.
  • Những người bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.
  • Người suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch.

Đối tượng nào nên cẩn trọng khi tiêm vaccine?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những đối tượng sau đây nên cẩn trọng trước khi quyết định tiêm chủng.

  • Có bệnh lý nền nặng hoặc đang mắc các bệnh mạn tính nhưng chưa điều trị ổn định.
  • Cơ thể có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
  • Những người mất năng lực hành vi dân sự, mất nhận thức.
  • Người trên 65 tuổi nên thận trọng khi tiêm.

Đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid-19

 Theo chính sách tiêm vaccine của Bộ Y tế có 16 nhóm đối tượng sau đây được ưu tiên tiêm chủng:

  • Nhóm cán bộ y tế, làm việc trong ngành y tế hoặc các cơ sở y tế.
  • Đội ngũ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch Covid.
  • Lực lượng công an.
  • Lực lượng quân đội.
  • Các nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi nước ngoài; hoặc làm việc trong tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
  • Nhân viên, cán bộ ngành hải quan làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Người cung cấp dịch vụ thiết yếu như: điện nước, du lịch, vận tải, hàng không.
  • Giáo viên, học sinh, sinh viên; người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính tiếp xúc nhiều người.
  • Đối tượng trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính.
  • Nhóm người sinh sống trong vùng dịch Covid.
  • Nhóm người được cơ quan nhà nước cử đi công tác ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người có nhu cầu du học, xuất khẩu lao động.
  • Nhóm người làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, bán buôn, bán lẻ...
  • Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;
  • Nhóm người lao động tự do có nhu cầu tiêm vaccine.
  • Các đối tượng khác được tiêm vaccine Covid theo quyết định của Bộ Y tế; hoặc theo quyết định của UBND các tỉnh, thành phố.

3. Những lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19

Lưu ý trước khi tiêm 

Trước khi tiêm vaccine Covid, bạn cần ăn uống đầy đủ để có thể trạng tốt nhất. Tại buổi tiêm, bạn cần chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe của bản thân; loại trừ trường hợp không đáp ứng được điều kiện tiêm chủng. Việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, thực hiện theo hướng dẫn phòng chống dịch tại điểm tiêm là bắt buộc. Đặc biệt, bạn không nên uống rượu bia trước khi tiêm vaccine Covid. Mặc áo cộc tay hoặc trang phục phù hợp sẽ giúp nhân viên y tế dễ tiêm ở bắp tay.

Lưu ý sau khi tiêm 

Sau khi tiêm, bạn cần ở lại và ngồi đợi ít nhất 30 phút để kịp thời phát hiện và điều trị nếu sốc phản vệ. Khi về nhà, bạn tiếp tục tự theo dõi trong vòng 24 giờ tiếp theo. Trong thời gian này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang được bảo vệ. Các tác dụng phụ do tiêm chủng COVID-19, chẳng hạn như mệt mỏi, nhức đầu hoặc ớn lạnh, có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của bạn. Để xử lý các phản ứng phụ này, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt, uống thật nhiều nước, ăn nhiều trái cây, vận động nhẹ nhàng.

Trường hợp, nếu thấy có biểu hiện bất thường xảy ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị. Trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia; tránh vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc. 

4. Đăng ký tiêm vaccine Covid19 ở đâu?

Hiện nay, mọi người dân đều có thể đăng ký tiêm vaccine Covid theo chính sách tiêm vaccine của Việt Nam tại Cổng thông tin tiêm chủng Covid19. Bạn có thể tra cứu thông tin và đăng ký tiêm vaccine tại đây https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/register-person hoặc Sổ Sức khoẻ điện tử.

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn

ISOCERT cấp chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn, hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Cách đơn giản để gia tăng chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những điều quan trọng nhất để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn nhờ vào việc đạt được sự hài lòng của khách hàng và người tiêu dùng.

Lợi ích đích thực từ việc chứng nhận ISO

Những lợi ích mà chứng nhận hệ thống quản lý ISO (chứng nhận ISO) đem lại là gì? Và liệu nó có thật sự hữu ích cho công ty/doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây.

Công bố hợp quy vật liệu xây dựng - Đưa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam

Như thông tin đã biết, sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn (công bố hợp chuẩn/ công bố hợp quy sản phẩm) theo quy định của pháp luật. Điều này cũng là bắt buộc đối với loại hàng hóa vật liệu xây dựng.

Công bố hợp chuẩn: Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Đứng trước những yêu cầu ngàng càng gắt gao của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hóa bắt buộc phải có những bước chuyển mình để đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của người tiêu dùng. Trong đó, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường hiện nay là vấn đề cốt lõi. Sản phẩm, hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường, bên cạnh các quy định pháp luật về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhãn mác hàng hóa,... thì việc thực hiện công bố cũng nằm trong các yêu cầu về đảm bảo chất lượng. Việc thực hiện công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng (công bố hợp chuẩn) đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cho người tiêu dùng và cả các cơ quan quản lý, chức năng.  Cùng ISOCERT tìm hiểu thêm về Công bố hợp chuẩn và các bước thực hiện để giúp doanh nghiệp công bố dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Hiệu lực của bản tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Trong xã hội hiện đại, việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm mở rộng thị trường kinh doanh là điều mà mọi doanh nghiệp hướng tới để phát triển và phát triển bền vững. Số lượng hàng hóa, sản phẩm tăng nhanh chóng mặt cũng đồng thời phải song hành với chất lượng của chúng được đảm bảo và cải tiến không ngừng nghỉ. Bởi lẽ người tiêu dùng là trung tâm cốt lõi của môi trường kinh doanh. Và thực tế là tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm tốt nhất và hơn thế nữa.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn

ISOCERT cấp chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001 cho Công ty CP Dịch vụ Clean Sài Gòn, hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo