Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số được định nghĩa là “một quá trình nhằm mục đích cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối” (Theo Vial, Gregory, 2019).Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp bất kế quy mô và ngành  nghề. Chuyển đổi số mô tả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tối ưu quy trình hiện tại của họ và tăng trải nghiệm của khách hàng nhằm duy trì tính cạnh tranh và phù hợp trong nền kinh tế mới lấy khách hàng làm trung tâm.

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là quá trình áp dụng công nghệ số và các công nghệ thông tin vào các khía cạnh của doanh nghiệp để thay đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra giá trị và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đây là một quá trình toàn diện và liên tục, bao gồm nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như quy trình sản xuất, quản lý khách hàng, quản lý dữ liệu, quản lý tài chính, quản lý nhân sự cùng nhiều khía cạnh khác.

Xem thêm về chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại đây>>>

Chuyển đổi số cho khối nhà nước

Chuyển đổi số cho chính phủ là quá trình áp dụng công nghệ số và các công nghệ thông tin vào các hoạt động và quy trình của chính phủ để cải thiện hiệu quả, tăng cường công tác quản lý, sự minh bạch cùng uy tín, đồng thời cung cấp các dịch vụ công dựa trên nền tảng công nghệ đồng bộ giữa các cấp. Chuyển đổi số góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài, giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh; hạ giá thành sản phẩm; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả.

Xem thêm về chuyển đổi số cho chính phủ tại đây>>>


Dịch vụ chuyển đổi số là gì?

Dịch vụ chuyển đổi số là quá trình cung cấp các giải pháp chuyển đổi số dựa trên khảo sát, phân tích thực trạng và thấu hiểu về cơ cấu, tình hình, văn hóa cũng như nhu cầu của tổ chức/doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tìm ra hướng phát triển công nghệ phù hợp với tầm nhìn, kế hoạch và chi phí của mình.

Bạn đang ở đâu trên hành trình chuyển đổi số?

Bắt đầu với chuyển đổi số

Tìm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số ngay!


Áp dụng chuyển đổi số

Tìm hiểu các bước chuyển đổi số và làm thế nào chúng tôi giúp đỡ bạn


Duy trì mở rộng

Đảm bảo chuyển đổi số được hoạt động xuyên suốt và tích hợp các công nghệ mới


Tổ chức nào cần chuyển đổi số?

Chuyển đổi số phù hợp nhất với các tổ chức theo đuổi mãnh liệt vấn đề tăng trưởng, đang trải qua bước dịch chuyển kiến tạo trong ngành và/hoặc quan tâm đến “đại tu” các mô hình kinh doanh để trở nên cạnh tranh hơn. Các tổ chức cần dùng đòn bẩy là các công nghệ số sáng tạo để chuyển hoá các sản phẩm của mình, trải nghiệm khách hàng và chuỗi cung ứng.

Tại Việt Nam, chuyển đổi số tập trung mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất, tài chính, thương mại, hành chính công…


Tại sao cần chuyển đổi số?

Chuyển đổi kỹ thuật số là bắt buộc đối với tất cả các tổ chức từ nhỏ đến lớn, bất kể quy mô và lĩnh vực. Thông điệp đó được thể hiện rõ ràng từ các chính sách nhà nước đến mọi bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các hội thảo, bài báo hoặc nghiên cứu liên quan đến cách các doanh nghiệp để có thể duy trì tính cạnh tranh và phù hợp. Vì vậy chuyển đổi số là rất cần thiết khi thế giới ngày càng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và đã ở trên hành trình chuyển đổi số thành công.

Dưới đây là một số lý do vì sao chúng ta cần chuyển đổi số:

► Tăng cường hiệu suất và năng suất: Chuyển đổi số cho phép tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình và hoạt động, từ đó giảm thiểu công sức và thời gian làm việc. Công nghệ số giúp tăng cường hiệu suất và năng suất, giảm thiểu sai sót và lãng phí, và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu thị trường.

► Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Công nghệ số giúp tạo ra các kênh giao tiếp mới, dễ dàng tiếp cận và tương tác với khách hàng, cung cấp dịch vụ cá nhân hóa và tăng cường sự tương tác và hỗ trợ khách hàng.

► Tạo ra cơ hội mới: Chuyển đổi số mở ra cơ hội mới cho sáng tạo và phát triển. Công nghệ số giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới và phát triển các mô hình kinh doanh mới, tạo điều kiện cho việc tham gia vào các ngành công nghiệp số, giao dịch trực tuyến và xu hướng kinh doanh mới.

► Tăng cường minh bạch và quản lý thông tin: Chuyển đổi số cho phép quản lý thông tin và dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Công nghệ số giúp tạo ra các hệ thống quản lý thông tin và dữ liệu, đảm bảo tính minh bạch, truy cập dễ dàng và quản lý chính xác thông tin. Điều này hỗ trợ quy trình ra quyết định nhanh chóng và cải thiện quản lý rủi ro.

Tăng cường khả năng cạnh tranh: Chuyển đổi số là một yếu tố quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và chính phủ. Công nghệ số giúp tối ưu hóa quy trình, cung cấp thông tin và dịch vụ


Tìm hiểu về chi phí chuyển đổi số

Chi phí chuyển đổi số có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và phạm vi của dự án chuyển đổi, cũng như từng trường hợp cụ thể. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí chuyển đổi số. 

Dù tổ chức bạn mới bắt đầu hoặc muốn chuyển đổi và vẫn đang vật lộn với những thách thức bao gồm lập ngân sách, nguồn nhân lực và thay đổi văn hóa thì dưới đây sẽ là những gì bạn cần tham khảo.

Tìm hiểu thêm về chi phí chuyển đổi số>>>

Bí quyết lựa chọn đơn vị tư vấn và thực hiện chuyển đổi số uy tín

Chuyển đổi số là một hành trình đòi hỏi tổ chức phải suy nghĩ lại về các mô hình hoạt động cũ kém hiệu quả, thay thế bằng mô hình mới hiện đại hơn, nhanh hơn để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cạnh tranh với đối thủ.
Có rất nhiều đơn vị có thể thực hiện nhưng lưu ý không phải đơn vị nào đủ nguồn lực về tài chính và nhân lực để hỗ trợ bạn.

Xem thêm cách lựa chọn đơn vị uy tín thực hiện chuyển đổi số>>>

Tại sao nên làm việc với ISOCERT?

  • Chuyên gia am hiểu về tiêu chuẩn, chất lượng, công cụ năng suất trong sản xuất.
  • Chuyên gia về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.
  • Đội ngũ kỹ sư công nghệ nhiều kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực.
  • Có nguồn lực về con người và tài chính trong dài hạn.
  • Tư vấn và thực hiện đồng bộ từ tầm nhìn, xây dựng chiến lược đến thực hiện và duy trì.

Khám phá thêm lý do nên làm việc với ISOCERT>>>

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
ISOCERT Hà Nội

Hotline: 0976 389 199

Địa chỉ:  Số 40, Lô 12 A, KĐT mới Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

ISOCERT Hải Phòng

Hotline: 0976 389 199

Địa chỉ: Số 12, ngõ 810, đường Ngô Gia Tự, P.Thành Tô, Q. Hải An, TP.Hải Phòng

ISOCERT Đà Nẵng

Hotline: 0867 659 199

Địa chỉ: Số 6 Man Thiện, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

ISOCERT Bình Dương

Hotline: 0936 869 199

Địa chỉ: Số 30, Đường số 5, KDC Hiệp Thành 3, Khu 7, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương

ISOCERT HCM

Hotline: 0976 389 199

Địa chỉ: Số 16 Đường số 1,KDC City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

 

CĐS cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là quá trình áp dụng công nghệ số và các công nghệ thông tin vào các khía cạnh của doanh nghiệp để thay đổi và nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra giá trị và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đây là một quá trình toàn diện và liên tục, bao gồm nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như quy trình sản xuất, quản lý khách hàng, quản lý dữ liệu, quản lý tài chính, quản lý nhân sự cùng nhiều khía cạnh khác.


Lĩnh vực cần chuyển đổi số

  • Thương mại (bán lẻ)
  • Giáo dục
  • Y tế
  • Công nghệ thông tin
  • Tài chính - ngân hàng
  • Nông nghiệp
  • Dịch vụ khách hàng
  • Công nghiệp sản xuất
  • Logistics và vận chuyển
  • Khai thác tài nguyên
  • Du lịch và giải trí

Chuyển đổi số tác động thế nào đến doanh nghiệp?

Định hướng chiến lược: Doanh nghiệp xác định và tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số mô hình kinh doanh: Chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang bán hàng đa kênh, áp dụng công nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng, bán hàng và phân phối nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh.

Chuyển đổi số năng lực quản trị: Tập trung phát triển và duy trì năng lực quản trị nội bộ để giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh thông qua mô hình quản trị bao gồm: con người và tổ chức, hệ thống CNTT và quản trị dữ liệu. Với nhu cầu số hóa các quy trình như: thanh toán, hiệu quả tài chính, kế toán, xuất kho, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, hiệu suất máy móc…


Cần làm gì để chuyển đổi số thành công?

Chuyển đổi số yêu cầu chiến lược và phương pháp. Vấn đề này đòi hỏi cả một quá trình doanh nghiệp xem xét những yếu tố hiện có, quy chuẩn quy trình, số hóa hoạt động, kết hợp với chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển để tìm kiếm phương pháp và giải pháp công nghệ phù hợp mang tính ứng dụng phát triển, không phá vỡ cấu trúc kinh doanh vốn có.

Các công nghệ mới  áp dụng như: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), big data và cloud computing vào hoạt động hàng ngày.


Hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp

► Đánh giá hiện trạng: Đầu tiên, xác định các khía cạnh cần cải thiện và đánh giá tình hình công nghệ thông tin hiện tại của doanh nghiệp. Xác định mục tiêu và kế hoạch chuyển đổi.

► Xác định các công nghệ phù hợp: Xem xét các công nghệ số phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp. Các công nghệ có thể bao gồm trí tuệ nhân tạo, big data, Internet of Things (IoT), cloud computing, phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình và nhiều công nghệ khác.

► Xây dựng kế hoạch chuyển đổi: Thiết lập một kế hoạch chi tiết về việc triển khai các công nghệ và thay đổi quy trình. Xác định các giai đoạn, nguồn lực cần thiết và các chỉ số để đánh giá tiến độ.

► Đào tạo và thay đổi văn hóa tổ chức: Đảm bảo nhân viên được đào tạo để sử dụng và làm việc với công nghệ mới. Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự học hỏi, sáng tạo và chấp nhận thay đổi.

► Đầu tư hạ tầng công nghệ: Cải thiện mạng, phần cứng, phần mềm và lưu trữ dữ liệu để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. 

► Thực hiện và đánh giá: Thực hiện kế hoạch chuyển đổi và theo dõi tiến trình. Đánh giá các kết quả, hiệu quả và tác động của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.

► Tối ưu hóa và điều chỉnh: Dựa trên đánh giá và phản hồi, điều chỉnh và tối ưu hóa các quy trình và công nghệ.

► Tích hợp và duy trì: Tích hợp thêm các phương pháp và công cụ mới đồng thời duy trì chuyển đổi số được thực hiện và áp dụng trong toàn bộ tổ chức.

► Chứng nhận: Thực hiện đánh giá và đạt chứng nhận cần thiết như: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 27001 - Hệ thống an toàn thông tin...


THÔNG TIN LIÊN HỆ
ISOCERT Hà Nội

Hotline: 0976 389 199

Địa chỉ:  Số 40, Lô 12 A, KĐT mới Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

ISOCERT Hải Phòng

Hotline: 0976 389 199

Địa chỉ: Số 12, ngõ 810, đường Ngô Gia Tự, P.Thành Tô, Q. Hải An, TP.Hải Phòng

ISOCERT Đà Nẵng

Hotline: 0867 659 199

Địa chỉ: Số 6 Man Thiện, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

ISOCERT Bình Dương

Hotline: 0936 869 199

Địa chỉ: Số 30, Đường số 5, KDC Hiệp Thành 3, Khu 7, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương

ISOCERT HCM

Hotline: 0976 389 199

Địa chỉ: Số 16 Đường số 1,KDC City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

CĐS cho chính phủ

Chuyển đổi số cho chính phủ là gì?

Chuyển đổi số cho chính phủ là quá trình áp dụng công nghệ số và các công nghệ thông tin vào các hoạt động và quy trình của chính phủ để cải thiện hiệu quả, tăng cường công tác quản lý, sự minh bạch cùng uy tín, đồng thời cung cấp các dịch vụ công dựa trên nền tảng công nghệ đồng bộ giữa các cấp.


Lĩnh vực chuyển đổi số trong chính phủ

  • Quản lý hành chính công.
  • Nông nghiệp.
  • Phát triển nông thôn thông minh.
  • Ứng dụng công nghệ trong sản xuất.
  • Truy xuất nguồn gốc.

Văn bản thực hiện chuyển đổi số

  • Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 
  • Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 
  • Quyết định số 5275/QĐBNN-VP ngày 31/12/2021 của Bộ NNPTNT V/v Ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ năm 2022. 
  • Văn bản 2133/BNN-VP ngày 07/04/2022 của Bộ NNPTNT V/v phối hợp triển khai CĐS trong lĩnh vực NNPTNT. 
  • Quyết định 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Hoạt động trong chuyển đổi số cho chính phủ

Chuyển đổi số cho chính phủ hiện đang được thực hiện với 02 mục tiêu chính dưới đây:

1. Chuyển đổi số trong quản lý nhà nước và hành chính công: để cải thiện hiệu quả, tăng cường sự minh bạch, tăng cường quản lý và cung cấp các dịch vụ công dựa trên công nghệ.

► Xác định chiến lược và mục tiêu: phân định rõ lĩnh vực ưu tiên để áp dụng công nghệ số và thiết lập mục tiêu cụ thể để đạt được.

► Xây dựng hạ tầng công nghệ: đầu tư vào mạng và cơ sở hạ tầng, đảm bảo mạng liên kết và bảo mật thông tin, và xây dựng các hệ thống và nền tảng kỹ thuật số để hỗ trợ các hoạt động chính phủ.

 Cải thiện quy trình và dịch vụ công: tăng cường giao tiếp và tương tác với công dân, và cải thiện sự minh bạch và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ công.

► Bảo mật và quản lý dữ liệu: các biện pháp bảo vệ dữ liệu và quản lý rủi ro an ninh thông tin để đảm bảo sự tin cậy và bảo mật của thông tin chính phủ và dữ liệu công dân.

► Hợp tác với các bên liên quan: để chia sẻ thông tin, tạo ra các tiêu chuẩn và quy định chung, và phát triển các dịch vụ khác.

2. Chuyển đổi số trong hỗ trợ người dân phát triển kinh tế: để giúp người dân áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt vì mục đích phát triển bền vững trong tương lai, mang lại lợi ích cho xã hội và đất nước.

► Tăng cường khả năng cạnh tranh: tăng cường hiệu suất và năng suất lao động, giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng mới.

► Mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng: thông qua thương mại điện tử và các nền tảng kỹ thuật số, người dân có thể tiếp cận và tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình đến hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Điều này mở rộng phạm vi kinh doanh và tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế.

► Tạo ra cơ hội việc làm: nhu cầu về nhân lực kỹ thuật số tăng lên, tạo ra nhiều việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phát triển ứng dụng, quản lý dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác.


Công nghệ được sử dụng trong chuyển đổi số cho chính phủ

  • Cloud Computing (Điện toán đám mây): lưu trữ và quản lý dữ liệu trên các máy chủ từ xa thông qua internet, chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các cơ quan và đơn vị trong chính phủ.

  • Công nghệ Blockchain: xác nhận và bảo vệ tính toàn vẹn của thông tin, giúp ngăn chặn gian lận, tạo môi trường minh bạch và an toàn. 

  • Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI): phân tích dữ liệu, dự đoán và đưa ra quyết định thông minh. 

  • Internet of Things (IoT): các thiết bị kết nối với nhau và truyền tải dữ liệu qua mạng để quản lý hạ tầng đô thị, giám sát tài nguyên tự nhiên và nâng cao chất lượng dịch vụ công. 

  • Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu (Big Data và Data Analytics): lưu trữ dữ liệu lớn, phân tích và khai thác dữ liệu này để đưa ra các quyết định thông minh và hiệu quả.

Các công nghệ này cũng đồng thời áp dụng cho người dân trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi giúp nhà nước dễ dàng quản lý và truy xuất nguồn gốc, từ đó tạo thêm các cơ hội trong thương mại và đưa ra các chính sách phù hợp hơn cho người dân phát triển kinh tế.

Dịch vụ CĐS

Dịch vụ chuyển đổi số là quá trình cung cấp các giải pháp chuyển đổi số dựa trên khảo sát, phân tích thực trạng và thấu hiểu về cơ cấu, tình hình, văn hóa cũng như nhu cầu của tổ chức/doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tìm ra hướng phát triển công nghệ phù hợp với tầm nhìn, kế hoạch và chi phí của mình.

ISOCERT đồng hành với các tổ chức trong hành trình chuyển đổi số từ tư vấn chiến lược đến thực hiện, hoàn thành và duy trì. 

 

Quy trình - Lợi ích CĐS

Lợi ích của chuyển đổi số

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho tổ chức. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của chuyển đổi số:

► Tăng cường hiệu suất và năng suất: Chuyển đổi số giúp tự động hóa các quy trình và công việc, giảm thiểu sự phụ thuộc vào công việc thủ công và giúp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Công nghệ số cung cấp các công cụ và hệ thống thông minh để tăng cường khả năng làm việc, đồng thời giảm thiểu sai sót và thời gian làm việc không hiệu quả.

► Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối. Công nghệ số cung cấp các công cụ quản lý dữ liệu, tự động hóa quy trình, và cung cấp thông tin phân tích để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh và nhanh chóng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí.

► Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn và tăng cường tương tác với khách hàng. Công nghệ số cung cấp các kênh giao tiếp và tiếp cận khách hàng mới như ứng dụng di động, mạng xã hội, trang web tương tác, và dịch vụ trực tuyến. Điều này giúp cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng tính cá nhân hóa và tạo ra một trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

► Tiết kiệm chi phí và tăng trưởng kinh doanh: Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu lãng phí và chi phí vận hành. Công nghệ số cung cấp khả năng phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược và tăng trưởng kinh doanh. 

► Tăng cường khả năng cạnh tranh: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện sự cạnh tranh trong thị trường. Bằng cách sử dụng công nghệ số, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng tương tác với khách hàng, nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của thị trường nhanh chóng hơn. Điều này cho phép doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút được số lượng lớn khách hàng.

► Khả năng thích ứng với thay đổi: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh. Công nghệ số cho phép doanh nghiệp tăng tốc độ đưa ra quyết định, tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng và thích ứng với các yêu cầu mới. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng và có sự cạnh tranh cao.

► Mở rộng tầm nhìn và cơ hội mới: Chuyển đổi số mở ra cơ hội mới và mở rộng tầm nhìn cho doanh nghiệp. Công nghệ số giúp doanh nghiệp khám phá và tiếp cận các thị trường mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, và mở rộng hoạt động kinh doanh. Bằng cách sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT và công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể tạo ra các mô hình kinh doanh mới và khai thác các cơ hội mới trong thế giới kỹ thuật số.

► Tăng cường bảo mật thông tin: Một yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số là bảo mật thông tin. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dữ liệu và thông tin của khách hàng được bảo vệ an toàn. Chuyển đổi số cho phép áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập và giám sát liên tục để đảm bảo an ninh thông tin.


Quy trình chuyển đổi số

Dịch vụ chuyển đổi số sẽ thực hiện theo quy trình:

1. Tìm hiểu nhu cầu, mục tiêu chuyển đổi số

  • Gặp gỡ và trao đổi với khách hàng, tìm hiểu để biết những mục tiêu, nhu cầu mà khách hàng muốn đạt được.
  • Tìm hiểu các vấn đề khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.
  • Xác định được nhu cầu và mục tiêu mà khách hàng mong muốn.

2. Khảo sát, đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số

  • Khảo sát về nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp.
  • Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp.
  • Khảo sát về chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
  • Khảo sát về mô hình kinh doanh.
  • Khảo sát về sản phẩm và thị trường.
  • Khảo sát về mức độ thuần thục của các quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Hiện trạng và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp để có khuyến nghị đề xuất cần thay đổi.

3. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số 
Từ nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp, Ommani đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng chiến lược chuyển đổi số với mục tiêu rõ ràng tập trung vào từng lĩnh vực vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp và xếp thứ tự ưu tiên.

Từ đó đề xuất lộ trình triển khai, chương trình đào tạo, kế hoạch thay đổi để tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp!

4. Thực hành kế hoạch hành động - Giai đoạn số hóa

  • Chuẩn hóa lại hệ thống và quy trình.
  • Nâng cao năng suất chất lượng mọi quy trình và nhân sự.
  • Số hóa tài liệu.
  • Chuẩn bị nhân sự và thay đổi.
  • Cơ cấu tổ chức và xây dựng văn hoá làm việc.
  • Đánh giá sự thay đổi & rủi ro trong tổ chức ngân sách.
  • Tìm hiểu và đánh giá công nghệ phù hợp.

5. Thực hiện, giám sát, đo lường mô hình triển khai

  • Xây dựng tiêu chuẩn đo lường.
  • Giám sát tổ chức thực hiện.
  • Điều chỉnh.

6. Chuẩn hóa dữ liệu chuẩn bị ứng dụng công nghệ số

Chuẩn hóa hệ thống theo tiêu chuẩn thế giới (ISO) và các công cụ nâng cao năng suất chất lượng (5S, Lean, KPI…) làm nền tảng ứng dụng công nghệ kết nối.

 

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo