Thẩm định Báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064

Dịch vụ Thẩm tra xác nhận/Thẩm định Báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064

Đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật

Tiếp cận được khách hàng quốc tế 

Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững 

Tăng cường uy tín và vị thế thương hiệu 

Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tổng quan

Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính (KNK) là việc xác định danh sách các nguồn/bể hấp thụ KNK và định lượng lượng phát thải/loại bỏ KNK từ các nguồn/bể hấp thụ KNK này.

Các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành hoạt động kiểm kê khí nhà kính vì nhiều lý do khác nhau:

- Quản lý các rủi ro liên quan đến KNK và xác định các cơ hội giảm phát thải

- Tham gia vào các chương trình KNK tự nguyện hoặc bắt buộc

- Tham gia vào thị trường buôn bán KNK

- Tuân thủ theo yêu cầu của các bên liên quan (chính phủ, khách hàng…)

Các tổ chức, doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện quá trình kiểm kê theo hướng dẫn, yêu cầu trong các tiêu chuẩn như ISO 14064-1, GHG Protocol. Kết quả kiểm kê khí nhà kính thường được đưa ra dưới dạng một bản báo kiểm kê khí nhà kính.

huong-dan-kiem-ke-khi-nha-kinh


Tuyên bố Khí nhà kính là gì?

Là hoạt động do các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện, bao gồm:

- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018, theo yêu cầu của Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

- Tài liệu và báo cáo dự án giảm phát thải và loại bỏ khí nhà kính cấp dự án theo tiêu chuẩn ISO 14064-2:2019

-  Báo cáo nghiên cứu dấu vết carbon của sản phẩm (CFP) theo tiêu chuẩn ISO 14067:2018

-  Báo cáo trung hòa carbon theo tiêu chuẩn ISO 14068-1:2023

Đối tượng áp dụng

Danh mục lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

(Kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

huong-dan-kiem-ke-khi-nha-kinh

Lợi ích

Lợi ích kinh doanh khi kiểm kê khí nhà kính

Hoạt động tuyên bố khí nhà kính mang lại những lợi ích sau cho các tổ chức/doanh nghiệp:  

- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020
  • Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn.
  • Thông tư 01/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật BVMT về ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng BTNMT ban hành.
  • Quyết định 01/2022/QĐ-TTg về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải KNK phải thực hiện kiểm kê KNK do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  • Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  • Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 do Thủ tướng chính phủ ban hành.
  • Quyết định 2626/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 10 năm 2022 Công bố Danh mục Hệ số Phát thải Phục vụ Kiểm kê Khí nhà kính.
  • Công văn 1295/BTNMT-BĐKH 2023 triển khai các quy định pháp luật về giảm nhẹ phát thải KNK.
  • Công văn 1239/BCT-TKNL 2023  - v/v báo cáo số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê KNK ngành Công thương cho các năm 2020 và 2022.
  • Thông tư 17/2022/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK lĩnh vực quản lý chất thải.
  • Thông tư 23/2023/TT-BNNPTNT Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp.
  • Thông tư 38/2023/TT-BCT quy định về kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính ngành công thương.

- Tạo được niềm tin và tăng uy tín đối với khách hàng do tuân thủ theo thông lệ quốc tế.

- Xác định rủi ro tài chính trực tiếp và gián tiếp mà tổ chức phải chịu do chi phí phát thải tăng lên.

- Xác định được các khu vực có thể giảm lượng khí thải CO2e.

- Bằng chứng cho thấy tổ chức coi trọng việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

- Xác định các đòn bẩy kiểm soát mà tổ chức có thể giảm lượng khí thải carbon để nhân viên của mình hiểu về mức độ quan trọng của vấn đề này.

- Đạt được sự minh bạch trong việc giảm phát thải KNK.

Quy định thẩm định

Yêu cầu đối với tổ chức thẩm định Khí nhà kính (ISOCERT)

Theo Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, ISOCERT thực hiện thẩm định khí nhà kính sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Năng lực 

  • Tổ chức có năng lực thẩm định được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận;
  • Hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác;
  • Hoặc có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng.

2. Hành động

Thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

3. Thủ tục

Đã đăng ký theo Mẫu số 03 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP chứng minh đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1  Điều 14 về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.
 

Quy trình cấp dịch vụ

ISOCERT – Đơn vị thẩm tra xác nhận/thẩm định báo cáo khí nhà kính có đủ năng lực pháp lý tại Việt Nam

Thẩm tra xác nhận/thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính là việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm kê khí nhà kính do bên thứ ba độc lập tiến hành. Hoạt động này nhằm đảm bảo các số liệu và các tính toán phát thải, loại bỏ khí nhà kính đầy đủ, chính xác, minh bạch và tuân theo các hướng dẫn, quy định của các tiêu chuẩn đáng tin cậy như ISO 14064-1, GHG Protocol…

ISOCERT là đơn vị triển khai cung cấp Dịch vụ Thẩm tra xác nhận/Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo các chuẩn mực quốc tế: ISO 14064-3, ISO 14064-1:2018, GHG Protocol.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thẩm tra xác nhận/thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính của ISOCERT

– Đảm bảo việc tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận: ISO 14064-1, GHG Protocol

– Cải thiện độ tin cậy, tính nhất quán, minh bạch của hoạt động kiểm kê khí nhà kính và hệ thống quản lý thông tin khí nhà kính

– Tạo ra cơ sở đáng tin cậy cho phát triển, cải thiện các hệ thống theo dõi giám sát phát thải khí nhà kính.

Quy trình thẩm tra xác nhận/thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính của ISOCERT

Quy định một số nguyên tắc cơ bản đối với việc thực hiện thẩm tra, thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, dự án khí nhà kính phù hợp với yêu cầu của ISO/IEC 17029:2019; ISO 14065:2020; ISO 14066:2011 và ISO 14064-3:2019 của ISOCERT.


Quy định sử dụng tuyên bố thẩm tra, thẩm định khí nhà kính và sử dụng dấu

Sau khi ISOCERT thực hiện thẩm tra, thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính hoặc báo cáo dự án khí nhà kính của tổ chức, phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14064-1/ISO 14064-2, tổ chức được phép sử dụng tuyên bố thẩm định, thẩm tra, biểu tượng, logo dưới đây:

 

Tài liệu liên quan

STT Tài liệu liên quan Hình thức
1 Tải Phiếu Đăng ký chứng nhận Tải xuống
2 Quy định nguyên tắc và điều kiện chứng nhận  Tải xuống
3 Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận Tải xuống
4 Thủ tục khiếu nại + kháng nghị Tải xuống
5 Hướng dẫn mở rộng, thu hồi phạm vi chứng nhận Tải xuống
6 Cách tính phí các dịch vụ chứng nhận Tải xuống
7 Quy trình thẩm tra, thẩm định khí nhà kính Tải xuống
8 Quy định sử dụng tuyên bố thẩm tra, thẩm định KNK và sử dụng dấu Tải xuống
9

Bản thỏa thuận kiểm tra khí nhà kính

Tải xuống

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Dịch vụ liên quan

Đào tạo Kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn  ISO 14064

Đào tạo Kiểm kê khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064

Kiểm kê khí nhà kính là gì? Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Khí nhà kính: thành phần của khí quyển, cả tự nhiên và nhân tạo, hấp thụ và phát ra bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong phổ bức xạ hồng...

Dịch vụ tín chỉ carbon

Dịch vụ tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon là gì? Tín chỉ carbon (carbon credit) là một đơn vị đo lường được sử dụng để đo lượng khí thải carbon mà một tổ chức hoặc cá nhân đã giảm bớt, tránh được hoặc loại bỏ khỏi môi trường. Cụ thể, mỗi tín chỉ carbon thường tương đương với một tấn CO2 (carbon dioxide) hoặc một lượng khí thải carbon khác tương đương.  Tín chỉ carbon được sử dụng trong các chương trình giảm khí thải carbon và thường được mua bán trên thị trường carbon để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường...

Kiểm kê lượng khí thải carbon theo cơ chế CBAM

Kiểm kê lượng khí thải carbon theo cơ chế CBAM

CBAM là gì? Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là một quy định mới của EU được xây dựng để giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu bằng cách áp dụng chi phí liên quan đến carbon đối với hàng hóa nhập khẩu. Những hàng hóa này - hiện tại bao gồm 6 mặt hàng được EU lựa chọn vì những mặt hàng này góp phần đáng kể vào lượng khí thải nhà kính trong quá trình sản xuất. CBAM cũng cân bằng thị trường vì hàng hóa có hàm lượng carbon cao được sản xuất tại...

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo