Chứng nhận VietGap

Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP theo tiêu chuẩn quốc gia theo TCVN 11892-1:2017

Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt


VietGAP xây dựng chuỗi liên kết nhằm tăng tính cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia. Vậy đâu là “chìa khóa” để xây dựng và phát triển hiệu quả các mô hình chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững?

♦  100% Đáp ứng các yêu cầu quy định nhà nước.

♦  Lợi thế vào các chuỗi bán lẻ, chuỗi siêu thị

♦  Cung Cấp Dịch Vụ Toàn Quốc, Có Chi Nhánh Khắp 3 Miền: Bắc – Trung Nam.

♦  Cấp Chứng Nhận Trực Tiếp KHÔNG Qua Trung Gian.

♦  Chuyên gia Đầu ngành trong lĩnh vực thực hiện tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ 24/7

Tổng quan

Thực hành tốt theo tiêu chuẩn VietGAP

Tiêu chuẩn VietGAP nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính người thực hiện trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu chuẩn VietGAP gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mang lại nhiều lợi thế cho người nông dân, hộ nông dân mở rộng thị trường trong nước.

►  Mở rộng đầu ra cho sản phẩm tới nhiều thị trường

►  Lợi thế vào các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ

►  Nâng tầm thương hiệu cho nông sản địa phương

►  Được người tiêu dùng tin tưởng 

►  Tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của nhà nước

►  Tham gia xúc tiến thương mại tại địa phương và toàn quốc


Khách hàng được ISOCERT cấp Chứng nhận VietGAP

chung-nhan-vietgap-na-lang-son

ISOCERT trao chứng nhận VietGAP trồng trọt cho các hộ nông dân trồng na tại Lạng Sơn

ISOCERT trao Chứng nhận VietGAP cho 27 Hợp tác xã tại tỉnh Long An

Đối tượng

Người đối tượng nào cần Chứng nhận VietGAP?

  • Hộ nông dân và hợp tác xã
  • Doanh nghiệp sản xuất nông sản
  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản
  • Các tổ chức sơ chế, chế biến
  • Cơ sở kinh doanh và xuất khẩu nông sản
  • Đơn vị sản xuất giống cây trồng và vật nuôi

Tiêu chuẩn VietGAP Được thực hiện theo TCVN do cơ quan có thẩm quyền ban hành, gồm có 3 loại:

VietGAP trồng trọt

  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi.
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi.
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa.
  • Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê.

VietGAP chăn nuôi

  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong.
  • Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi dê thịt, dê sữa

VietGAP thủy sản

  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra.
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP cho cá rô phi thương phẩm.
  • Hướng dẫn áp dụng VietGAP đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng và tôm sú.

Lợi ích

Lợi ích của chứng nhận VietGAP

  • Đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật
  • Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng, dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam, khu vực và quốc tế.
  • Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và lợi ích xã hội.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Tạo niềm tin và thu hút thêm khách hàng, đối tác, nhà phân phối và các bên liên quan khác.
  • Cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, gia tăng cơ hội phát triển, tăng trưởng doanh thu.
  • Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.

Báo giá

Chi Phí và Thời gian Cấp chứng nhận VietGAP?

Tùy thuộc vào loại sản phẩm của người nông dân hoặc hộ nông dân, hợp tác xã, ISOCERT sẽ cung cấp phương án phù hợp với Quy mô hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, Chi phí và Thời gian cấp giấy chứng nhận VietGAP không có bảng giá/thời gian cố định.

Để nhận được báo giá cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline: 0976.389.199 để được tư vấn 24/7.

Tại Việt Nam hiện có hơn 100 tổ chức chứng nhận, do đó khiến cho nhiều Doanh nghiệp lúng túng trong việc lựa chọn Đơn vị cấp chứng nhận uy tín. Dưới đây, ISOCERT sẽ chia sẻ kinh nghiệm để doanh nghiệp có những cái nhìn rõ hơn về các tổ chức chứng nhận như thế nào là uy tín, chuyên nghiệp:

  • Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận đúng với lĩnh vực giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
  • Tổ chức có chứng chỉ, chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • Doanh nghiệp cần được công nhận trên toàn thế giới hay không (công nhận của BoA, IAF).
  • Tổ chức chứng nhận bạn chọn là đơn vị cấp chứng nhận trực tiếp hay qua trung gian.
  • Chi nhánh văn phòng cũng là yếu tố rất quan trọng bở nó quyết định đến một phần chi phí cấp chứng nhận cho doanh nghiệp của bạn.

Với năng lực và đội ngũ chuyên gia trên toàn quốc, ISOCERT luôn cân đối chi phí cấp chứng nhận VietGAP cho các Tổ chức/Doanh nghiệp. ISOCERT tự tin là đơn vị cấp chứng nhận Uy tín tại Việt Nam. Cam kết Cấp chứng nhận trực tiếp tại ISOCERT không qua trung gian. Đồng thời, ISOCERT có chi nhánh tại Bắc - Trung - Nam, Đội ngũ chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng trên toàn quốc, giảm thời gian, chi phí đi lại khi bạn cần cấp chứng chỉ VietGAP.

Mẫu giấy chứng nhận

Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận VietGAP trồng trọt


Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận VietGAP thủy sản


Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi

 

Quy trình chứng nhận

Các bước chuẩn bị để đăng ký chứng nhận VietGAP

Để đạt được chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát thực trạng ban đầu

Đánh giá hiện trạng của khu vực nuôi trồng (phương pháp và thói quen nuôi trồng, cách sử dụng nguồn nước, thức ăn, phân bón và các loại hóa chất, thuốc hỗ trợ...)

Đánh giá ban đầu sẽ xác định doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP hay chưa để có thể xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp áp dụng VietGAP thành công.

Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn - Xây dựng và vận hành hệ thống theo VietGAP

Doanh nghiệp cần đào tạo tiêu chuẩn VietGAP cho toàn bộ nhân sự.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép theo yêu cầu của tiêu chuẩn (bao gồm thông tin về trang trại, vùng đất, phương pháp trồng trọt, quản lý nguồn nước và các tài liệu liên quan khác).

Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.

Bước 3: Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện, tự đánh giá người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu. Hệ thống quản lý có phù hợp với doanh nghiệp hay không để sửa đổi hoàn thiện hệ thống.

Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP.

Sau đó đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 11892-1:2017."

8 bước đơn giản để đạt chứng nhận

Hướng dẫn

VietGAP là gì?

VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, áp dụng cho mọi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (áp dụng cho mọi cơ sở dù là doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ gia đình).

Viet GAP bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy tìm nguồn gốc sản xuất, được dựa trên 04 yếu tố chính:

  • An toàn thực phẩm.
  • An toàn môi trường.
  • An toàn cho người lao động.
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP?

Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt ở Việt Nam sản phẩm thường bị lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo quản thực phẩm...khiến người tiêu dùng mất niềm tin, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP tạo nên chuỗi cung ứng nông sản an toàn, đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, từ lựa chọn vùng đất, nguồn nước, giống, phân bón và hóa chất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến tận tay khách hàng và bàn ăn của người tiêu dùng.


Giấy chứng nhận VietGAP là gì?

Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đạt các tiêu chí và quy định theo đúng tiêu chuẩn VietGAP của chuyên gia đánh giá căn cứ theo TCVN 11892-1:2017 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành. Giấy chứng nhận VietGAP phải do một tổ chức uy tín được chỉ định cấp Giấy chứng nhận VietGAP cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện.

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 03 tháng đối với trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.


Các yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn VietGAP, gồm:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
  • Quản lý Giống và gốc ghép;
  • Quản lý đất và giá thể:
  • Quản lý Phân bón và chất phụ gia;
  • Quản lý Nước tưới cho cây trồng;
  • Quản lý Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật);
  • Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
  • Quản lý và xử lý chất thải;
  • Quản lý An toàn lao động;
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
  • Kiểm tra nội bộ;
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Thủ tục xin cấp chứng nhận VietGAP

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế nông sản an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP được đánh giá bởi các chuyên gia:

  1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.

  2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP.

  3. Đối với cơ sở chăn nuôi có nhiều thành viên:

  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;

  • Đánh giá tài liệu lưu trữ;


Sự khác nhau giữa VietGAP và GlobalGAP là gì?

Giống nhau Khác nhau

► Đối tượng áp dụng
Bất cứ sản phẩm nào trong ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều có thể áp dụng theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP.
► Mục tiêu áp dụng

  • Đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và an toàn nhất cho người tiêu dùng.
  • Đảm bảo phúc lợi và sức khỏe người lao động.
  • Giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.
  • Bảo vệ môi trường vì không dùng hóa chất độc hại.

► Lợi ích hướng tới

  • Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Nâng cao sự tin tưởng của người dùng/khách hàng;
  • Cạnh tranh vào thị trường nước ngoài;
  • Giảm chi phí rủi ro xử lý sản phẩm lỗi;
  • Nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp;
  • Xem xét/miễn giảm các cuộc kiểm tra khi đã có giấy chứng nhận.

► Phạm vi áp dụng

  • GlobalGAP được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu
  • VietGAP chỉ được thừa nhận tại Việt Nam.

► Điều kiện để đạt được chứng nhận

  • Chứng nhận GlobalGAP cần đáp ứng được 252 tiêu chuẩn
  • Chứng nhận VietGAP chỉ có 70 tiêu chí.

► Cách nhận biết sản phẩm sau khi đã đạt chứng nhận

  • Nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP được nhận biết thông qua dấu chất lượng và giấy chứng nhận VietGAP.
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được dán nhãn mã số GlobalG.A.P gồm 13 chữ số và truy xuất nguồn gốc của sản phẩm được trên toàn cầu.

FAQ câu hỏi thường gặp

1> Chứng Nhận VietGap có bắt buộc không?

ISOCERT Trả lời: Hiện tại, VietGAP chưa bắt buộc áp dụng nhưng đang được Chính phủ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai nhiều biện pháp khuyến khích nhằm đẩy nhanh tốc độ áp dụng tại Việt Nam.

Vì vậy, có chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp/tổ chức được xem xét miễn giảm các cuộc kiểm tra. Các doanh nghiệp áp dụng VietGap còn được Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo VietGAP, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu...

2> Tôi có thể tự xin giấy chứng nhận VietGap hay không?

ISOCERT Trả lời: Bạn là Doanh nghiệp/Chủ cơ sở cần thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP (như ISOCERT) để được đoàn chuyên gia đánh giá thực tế và xem xét cấp chứng chỉ VietGAP.

Bạn nên cân nhắc khi lựa chọn tổ chức chứng nhận vì có thể sẽ phải chịu nhiều rủi ro, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí vì chưa nắm rõ các yêu cầu về hồ sơ và các bước tiến hành. Doanh nghiệp nên tìm một tổ chức chứng nhận uy tín để hỗ trợ (ISOCERT) để được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo hơn.

3> Chi Phí Làm VietGap có được nhà nước hỗ trợ không?

Nhà nước khuyến khích áp dụng VietGAP với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ con người và môi trường, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho xã hội. Chính sách khuyến khích áp dụng VietGAP cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng được quy định tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo VietGAP, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu v.v.. Chi tiết tham khảo thêm các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4> Cách Đánh Giá tổ chức chấp chứng nhận VietGap uy tín như thế nào?

Đây là câu hỏi mà khá nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn.

Hiện Việt Nam có hơn 90 tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ.

Dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận uy tín:

- Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận.

- Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động (Ví dụ ISOCERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định).


Chúng tôi ở đây để giúp bạn!

Bạn có câu hỏi, nhận xét hoặc ý tưởng tuyệt vời muốn chia sẻ? Gửi cho chúng tôi một ghi chú nhỏ bên dưới - chúng tôi muốn nghe ý kiến của bạn và sẽ luôn trả lời!

Công ty cổ phần chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT

Hotline: 0976 389 199

Email: contacts@isocert.org.vn

Trụ sở chính Hà Nội: Số 40, Lô 12 A, KĐT mới Định Công, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 16 Đường số 1,KDC City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Văn phòng Hải Phòng: Số 12, ngõ 810, đường Ngô Gia Tự, P.Thành Tô, Q. Hải An, TP.Hải Phòng

Văn phòng Đà Nẵng: Số 6 Man Thiện, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Văn phòng Bình Dương: Số 30, Đường số 5, KDC Hiệp Thành 3, Khu 7, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương

Văn phòng Cần Thơ: K1-5, Võ Nguyên Giáp, Phú Thứ, Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Tài liệu liên quan

Tài liệu liên quan đến chứng nhận VietGAP mà bạn nên biết?

STT Tài liệu liên quan Hình thức
1 Tải phiếu đăng ký chứng nhận Tải xuống
2 Quy định nguyên tắc và điều kiện chứng nhận  Tải xuống
3 Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận Tải xuống
4 Thủ tục khiếu nại + kháng nghị Tải xuống
5 Hướng dẫn thu hồi, mở rộng, thu hẹp phạm vi chứng nhận  Tải xuống
6 Cách tính phí các dịch vụ chứng nhận Tải xuống

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Chặng đường thành công của khách hàng

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Dịch vụ liên quan

Chứng nhận VietGAP trồng trọt - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Chứng nhận VietGAP trồng trọt - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

VietGAP trồng trọt là gì? Chứng nhận VietGAP trồng trọt là một chứng nhận đánh giá chất lượng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. VietGAP trồng trọt được thiết kế để đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và quản lý sản xuất hiệu quả. Các tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, sử dụng phân bón và thuốc...

Chứng nhận VietGap

Chứng nhận VietGap

Thực hành tốt theo tiêu chuẩn VietGAP Tiêu chuẩn VietGAP nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính người thực hiện trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu chuẩn VietGAP gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mang lại nhiều lợi thế cho người nông dân, hộ nông dân mở rộng thị trường trong nước. ►  Mở rộng đầu ra cho sản phẩm tới nhiều thị trường ►  Lợi thế vào các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ ►  Nâng tầm thương hiệu cho nông...

Chứng nhận VietGAP thủy sản  - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Chứng nhận VietGAP thủy sản - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

VietGAP thủy sản là gì? Chứng nhận VietGAP thủy sản là một chứng nhận đánh giá chất lượng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. VietGAP thủy sản được thiết kế để đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và quản lý sản xuất hiệu quả. Các tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm...có thể kiểm soát được các yếu...

Cấp Giấy Chứng Nhận Hữu Cơ - Có giá trị tại Việt Nam và trên Toàn Cầu

Cấp Giấy Chứng Nhận Hữu Cơ - Có giá trị tại Việt Nam và trên Toàn Cầu

Tiêu Chuẩn hữu cơ là gì? Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam là một hệ thống quy định và yêu cầu được áp dụng trong nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Nó có mục tiêu chính là đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm hữu cơ, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho nông dân và ngành nông nghiệp. Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 do Bộ Khoa học Công nghệ công bố gồm có: TCVN 11041-1:2017 –  Phần...

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo