6 Sigma

6 Sigma

Lợi ích

- Tạo uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp trên thương trường;

- Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và các quá trình của doanh nghiệp;

- Giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất và gia tăng sự hài lòng của khách hàng;

- Tạo điều kiện mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường mới;

- Tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty.

 

Tổng quan

Chữ Sigma (δ) theo ký tự Hy lạp đã được dùng trong kỹ thuật xác suất - thống kê để đánh giá sự sai lệch của các quá trình. Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng được đo bằng mức Sigma mà công ty đó đạt được đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Thông thường các công ty thường đặt ra mức 3 hoặc 4 Sigma là mức sigma chuẩn cho công ty tương ứng với xác suất sai lỗi có thể xảy ra là từ 6200 tới 67000 trên một triệu cơ hội. Nếu đạt tới mức 6 Sigma, con số này chỉ còn là 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội. Điều này cho phép đáp ứng được sự mong đợi ngày càng tăng của khách hàng cũng như sự phức tạp của các sản phẩm và quy trình công nghệ mới ngày nay". Bob Galvin, Giám đốc điều hành Hãng Motorola định nghĩa Six Sigma (6 Sigma) như sau "6 Sigma là một phương pháp khoa học tập trung vào việc thực hiện một cách phù hợp và có hiệu quả các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả công việc, 6 Sigma tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện công việc mà không (hay gần như không) có sai lỗi hay khuyết tật”.

 

Hiệp hội Chất lượng Mỹ (AQC) định nghĩa: “6 Sigma là một hệ thống linh hoạt và toàn diện để thực hiện, duy trì và tối đa hóa sự thành công trong kinh doanh. 6 Sigma là hệ thống được tiến hành bởi sự hiểu biết kỹ lưỡng về các nhu cầu của khách hàng, sử dụng các cơ sở lập luận, số liệu, các phân tích thống kê và chú trọng vào quản lý, cải tiến, thiết kế lại các quá trình kinh doanh. Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) định nghĩa, 6 Sigma là một "phương pháp tiếp cận cải tiến hoạt động kinh doanh dựa trên thống kê nhằm tìm kiếm và loại bỏ các khuyết tật và nguyên nhân của chúng từ các quá trình của một tổ chức, tập trung vào kết quả đầu ra quan trọng cho khách hàng.”

 

Triển khai 6 Sigma là việc áp dụng một cách tổng hợp và hệ thống sự phối hợp giữa các kỹ thuật cải tiến với tổ chức đào tạo nhân lực nhằm đạt được sự thoả mãn khách hàng. Bản chất của áp dụng Six Sigma là việc loại trừ các lãng phí sinh ra do sản phẩm không đạt yêu cầu, qua đó giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cốt lõi của 6 Sigma là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê. Tuy nhiên trong việc triển khai 6 Sigma

không phải phát minh ra những kỹ thuật gì mới mà chỉ áp dụng các phương pháp và công cụ truyền thống để kiểm soát và cải tiến quá trình sản xuất.

 

Lợi ích

- Tạo uy tín và danh tiếng cho doanh nghiệp trên thương trường;

- Cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và các quá trình của doanh nghiệp;

- Giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất và gia tăng sự hài lòng của khách hàng;

- Tạo điều kiện mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường mới;

- Tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty.

 

Áp dụng

Nội dung thực hiện 6 Sigma được khái quát trong 5 bước DMAIC, dựa trên các bước cơ bản này, để triển khai 6 Sigma thực tế tổ chức cần thực hiện theo 5 bước dưới đây được gọi là lộ trình thực hiện 6 Sigma (6 Sigma Roadmap).

 

Lộ trình thực hiện 6 Sigma

 

Bước 1: Giai đoạn xác định (Define): Xác định các mục tiêu của dự án và khách hàng quan trọng

- Nhận biết quá trình cốt lõi và khách hàng quan trọng;

- Xác định các yêu cầu của khách hàng (CTQs);

- Xác định dự án cải tiến.

 

Bước 2: Giai đoạn đo lường (Measure): đo lường quá trình để xác định hiệu quả hiện tại, lượng hóa vấn đề

- Lựa chọn đo cái gì;

- Tìm hiểu quá trình, xác định điểm đo;

- Dự kiến nguồn dữ liệu, phương pháp lấy dữ liệu;

- Kế hoạch thu thập và lấy mẫu;

- Thu thập dữ liệu;

- Đánh giá năng lực quá trình và mức sigma.

 

Bước 3: Giai đoạn phân tích (Analyze): Phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề

- Phân tích dữ liệu, thiết lập mục tiêu;

- Nhận biết nguồn gây ra các dao động;

- Nghiên cứu quá trình;

- Xác định nguyên nhân gốc rễ;

- Chọn các nguyên nhân ưu tiên dựa vào mối quan hệ Y=f(x).

 

Bước 4: Giai đoạn cải tiến (Improve): cải tiến quá trình bằng cách loại bỏ các khuyết tật và sai lỗi

- Phát triển các giải pháp tiềm năng;

- Đánh giá lợi ích và rủi ro của các giải pháp, xếp thứ tự ưu tiên;

- Thẩm định, nghiên cứu thử nghiệm;

- Đánh giá giải pháp dựa trên áp dụng thí điểm;

- Điều chỉnh, hoàn thiện, đánh giá lại giải pháp.

 

Bước 5: Giai đoạn kiểm soát (Control): Kiểm soát hiệu quả quá trình trong tương lai

- Xác định và thẩm định các hệ thống giám sát và kiểm soát;

- Xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình;

- Thực hiện kiểm soát quá trình bằng thống kê;

- Xác định năng lực quá trình;

- Chuyển giao và đào tạo cho các Chủ quá trình;

- Đánh giá lợi ích, tiết kiệm chi phí và tăng trưởng lợi nhuận;

- Đóng dự án, xây dựng và chuẩn hóa tài liệu;

- Báo cáo Ban lãnh đạo và ghi nhận kết quả.

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo