Chứng nhận hữu cơ chăn nuôi

Chứng nhận hữu cơ chăn nuôi theo TCVN 11041-3:2017

Dịch vụ Chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi - Cấp giấy chứng nhận hữu cơ


 100% đáp ứng các yêu cầu về quy định nhà nước và các bên liên quan
 Cung cấp dịch vụ TOÀN QUỐC, có chi nhánh 3 miền: Bắc - Trung - Nam
 Cấp chứng nhận trực tiếp, KHÔNG qua trung gian
 Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý, hỗ trợ 24/7

Tổng quan

Chăn nuôi hữu cơ đang dần trở thành xu hướng trên toàn cầu, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường. Phương pháp chăn nuôi hữu cơ không chỉ mang lại những sản phẩm an toàn, chất lượng cao mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái và nâng cao phúc lợi động vật. Sự gia tăng nhận thức về tác động tiêu cực của hóa chất tổng hợp và kháng sinh trong chăn nuôi truyền thống đã thúc đẩy nhiều người tìm đến các sản phẩm hữu cơ, tạo nên một thị trường ngày càng phát triển và đầy tiềm năng.

Chăn nuôi hữu cơ là gì?

Chăn nuôi hữu cơ là một phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, tập trung vào việc nuôi dưỡng động vật trong môi trường tự nhiên và không sử dụng các loại hóa chất tổng hợp, kháng sinh và hormon tăng trưởng. Động vật được nuôi dưỡng trong môi trường gần gũi với tự nhiên, có không gian để di chuyển tự do, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí trong lành. Động vật trong chăn nuôi hữu cơ được đối xử nhân đạo, đảm bảo các điều kiện sống tốt.

Chăn nuôi hữu cơ chú trọng đến việc duy trì và bảo vệ hệ sinh thái, bao gồm việc quản lý đất, nước và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.


Chứng nhận hữu cơ chăn nuôi

Chứng nhận hữu cơ chăn nuôi là văn bản xác nhận tổ chức/doanh nghiệp (hộ kinh doanh hoặc hợp tác xã) có quy trình chăn nuôi, sản xuất, chế biến đạt các tiêu chí và quy định theo TCVN 11041-3:2017 của Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành hoặc các TCVN tương ứng kèm theo khác liên quan đến hữu cơ. 

Giấy chứng nhận hữu cơ chăn nuôi phải do một tổ chức uy tín được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 109/2018/NĐ-CP. Tổ chức này sẽ đánh giá và cấp chứng nhận hữu cơ chăn nuôi cho những tổ chức/doanh nghiệp đạt đủ điều kiện sau đánh giá.

Giấy chứng nhận hữu cơ là sự đảm bảo chính thức cho khách hàng và người tiêu dùng rằng sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp được nuôi và xử lý theo các nguyên tắc hữu cơ, không sử dụng hóa chất tổng hợp hay các phương pháp chăn nuôi có hại cho vật nuôi và môi trường. 


Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn Hữu cơ chăn nuôi?

Chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi đang trở thành xu thế trên thế giới và tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ cũng ngày càng được ưa chuộng và tin dùng khi một bộ phần người tiêu dùng ngày càng đông muốn sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe.

- An toàn cho sức khỏe: Ngay cả với các tiêu chuẩn như VietGAHP cũng chỉ hạn chế sử dụng chứ không hoàn toàn loại bỏ được hóa chất. Việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ đảm bảo sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh hay các thành phần biến đổi gen (GMO).

- Nâng cao giá trị sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh: Sản phẩm hữu cơ thường có giá trị cao hơn và được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Chứng nhận hữu cơ giúp nông dân và nhà sản xuất tiếp cận các thị trường khó tính, tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Tăng niềm tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất thực phẩm. Chứng nhận hữu cơ cung cấp sự đảm bảo về chất lượng và an toàn.

- Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn quốc tế: Chứng nhận hữu cơ đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và mở rộng thị trường.

- Bảo vệ môi trường: Quy trình chăn nuôi hữu cơ sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường, giảm lượng chất độc hại và khí thải, bảo vệ nguồn nước và đất đai.

- Hỗ trợ phát triển bền vững: Chứng nhận hữu cơ khuyến khích các phương pháp chăn nuôi bền vững, giảm thiểu sự ô nhiễm đất và nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cân bằng hệ sinh thái.

- Thuận lợi cho cơ quan quản lý: Theo dõi và giám sát chăn nuôi an toàn, đảm bảo rằng các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về sản xuất và kinh doanh hiệu quả và khoa học hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Hỗ trợ cộng đồng nông thôn: Nông dân tham gia chăn nuôi hữu cơ thường nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế cộng đồng nông thôn.


Lợi ích khi đạt chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi?

  • Là bằng chứng chứng minh với người tiêu dùng/ đối tác về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đảm bảo các mặt hàng chăn nuôi được sản xuất ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt theo hướng hữu cơ
  • Tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm do tạo được niềm tin tới cho khách hàng
  • Giá thành sản phẩm cao hơn so với các sản phẩm thông thường khác
  • Giúp phá vỡ các rào cản kỹ thuật khi muốn thâm nhập vào các thị trường tiềm năng (chuỗi cửa hàng, siêu thị)
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường do đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe từ khách hàng
  • Được xem xét miễn/ giảm các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chứng nhận chất lượng
  • Đáp ứng yêu cầu hồ sơ và lợi thế khi đăng kí cấp chứng nhận OCOP và các giải thưởng khác

Tiêu chuẩn Hữu cơ chăn nuôi thực hiện theo TCVN 11041-3:2017 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Chăn nuôi hữu cơ
  • Sữa hữu cơ

Quy trình đăng ký cấp chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi?

Để đạt được chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát đánh giá ban đầu

Khảo sát đánh giá hiện trạng khu vực và thói quen chăn nuôi, cách sử dụng nguồn nước, khu vực nuôi và các loại thuốc, thức ăn, hóa chất...

Đánh giá ban đầu sẽ xác định doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn hữu cơ chăn nuôi hay chưa để có thể xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp áp dụng hữu cơ thành công.

Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn -  Hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống theo Hữu cơ chăn nuôi

Doanh nghiệp cần đào tạo tiêu chuẩn Hữu cơ chăn nuôi cho toàn bộ nhân sự.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép chuẩn hóa quy trình.

Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.

Bước 3: Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện, tự đánh giá người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu.

Hệ thống quản lý có phù hợp với doanh nghiệp hay không để sửa đổi hoàn thiện hệ thống.

Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Hưu cơ chăn nuôi. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận Hữu cơ.

Đoàn chuyên gia từ tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ Hữu cơ. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ Hữu cơ theo TCVN 11041-3:2017 hoặc TCVN liên quan.

Video hướng dẫn Quy trình 8 bước tại ISOCERT


Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Hữu cơ

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận Hữu cơ chăn nuôi gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh + Danh sách thành viên liên kết (nếu có)
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế nông sản an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận Hữu cơ được đánh giá bởi các chuyên gia:

  1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong Hữu cơ của từng loại sản phẩm.
  2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại Hữu cơ.
  3. Đối với cơ sở có nhiều thành viên:
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
  • Đánh giá tài liệu lưu trữ.

Tại sao nên làm việc với ISOCERT?

✔️  Tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế ISOCERT là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận sản phẩm được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định. 

✔️  ISOCERT đã đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số CN 65-22 BNN

✔️  ISOCERT đã đăng ký hoạt động chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Hữu cơ chăn nuôi) theo TCVN 11041-3:2017

✔️  Vì vậy tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế ISOCERT có đủ cơ sở pháp lý cũng như đủ năng lực tham gia hoạt động đánh giá và chứng nhận Hữu cơ cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về ISOCERT >


Chúng tôi ở đây để giúp bạn!

Bạn có câu hỏi, nhận xét hoặc ý tưởng nào muốn chia sẻ? Gửi cho chúng tôi một ghi chú nhỏ bên dưới - chúng tôi muốn nghe ý kiến của bạn và sẽ luôn trả lời!

Vui lòng liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0976389199  hoặc tổng đài: 1900 636 538 

Email: contacts@isocert.org.vn >

YÊU CẦU BÁO GIÁ >

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Dịch vụ liên quan

Cấp Chứng nhận HACCP - Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm

Cấp Chứng nhận HACCP - Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP HACCP à những nguyên tắc doanh nghiệp cần thực hiện theo để thiết lập được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chứng nhận HACCP được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí là quy định bắt buộc áp dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo doanh nghiệp/ tổ chức thực phẩm nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP: Hiệu quả tốt trong phòng ngừa thay vì chờ đến khi có thành...

Chứng nhận VietGap

Chứng nhận VietGap

Thực hành tốt theo tiêu chuẩn VietGAP Tiêu chuẩn VietGAP nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính người thực hiện trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu chuẩn VietGAP gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mang lại nhiều lợi thế cho người nông dân, hộ nông dân mở rộng thị trường trong nước. ►  Mở rộng đầu ra cho sản phẩm tới nhiều thị trường ►  Lợi thế vào các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ ►  Nâng tầm thương hiệu cho nông...

Chứng nhận VietGAHP chăn nuôi  - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Chứng nhận VietGAHP chăn nuôi - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

VietGAHP chăn nuôi là gì? Chứng nhận VietGAP chăn nuôi là một chứng nhận đánh giá chất lượng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. VietGAHP chăn nuôi được thiết kế để đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và quản lý sản xuất hiệu quả. Các tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, sử dụng nguồn nước, thuốc, hóa...

Chứng nhận hữu cơ trồng trọt

Chứng nhận hữu cơ trồng trọt

Hữu cơ trồng trọt là gì? Trồng trọt hữu cơ là phương pháp canh tác nông nghiệp không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất điều hòa tăng trưởng và chất biến đổi gen. Thay vào đó, phương pháp này sử dụng các biện pháp tự nhiên và thân thiện với môi trường để duy trì và cải thiện sức khỏe đất, hệ sinh thái và con người. Các đặc điểm chính của trồng trọt hữu cơ bao gồm: Sử dụng phân bón hữu cơ: Sử dụng phân chuồng, phân xanh,...

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo