Hội nhập là xu thế tất yếu để phát triển đất nước. Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, sau đó, hoàng loạt các Hiệp định kinh tế, thương mại được ký kết như TPP, EVFTA, FTA…. Cùng với đó, sự am hiểu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng đã được nâng cao. Đồng thời các yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng chặt chẽ hơn.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam phù hợp với việc phát triển nông nghiệp đa dạng với chất lượng cao. Theo các chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan, Việt Nam được coi là "giỏ thực phẩm" của thế giới. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao để các sản phẩm nông sản Việt Nam có mặt tại các sạp trong siêu thị, chợ, trung tâm thương mại trên toàn cầu?
Áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là điều kiện kiện để hàng hóa Việt Nam tiến bước trong quá trình phát triển hội nhập. “Rau hai luống, lợn hai chuồng” là lối suy nghĩ cũ của rất nhiều người sản xuất trước đây, nhưng khi áp dụng tiêu chuẩn và quá trình sản xuất, sơ chế các sản phẩm đã minh bạch thông tin, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm. Quá trình tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp đã giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thông thái hơn trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn từ nội địa. Ngày càng có nhiều sản phẩm an toàn được sản xuất ra đã giúp cho sức khỏe của cộng đồng được tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thu, u bướu và nhiều căn bệnh nan y khác mà nhiều năm về trước ở Việt Nam chưa từng có. Việc tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thể truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn trong quá trình lưu thông. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi khi các khách hàng nước ngoài muốn nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta.
Để dễ hình dung về việc tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp ISOCERT xin khái quát các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam liên quan đến sản xuất an toàn.
Nông nghiệp là trụ cột của cuộc sống, nuôi sống dân số thế giới và sản xuất những gì chúng ta cần để tồn tại và phát triển. Bền vững nông nghiệp đạt được thông qua việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp. Các tiêu chuẩn có thể là công cụ có giá trị để đưa điều này thành hiện thực bằng cách cung cấp hướng dẫn và thực hành tốt nhất cho máy móc, công cụ và Phương pháp canh tác. Các tiêu chuẩn cho nông nghiệp bao gồm tất cả các khía cạnh của nông nghiệp, từ hệ thống thủy lợi và định vị toàn cầu (GPS) cho nông nghiệp máy móc, phúc lợi động vật và quản lý trang trại bền vững.
Chúng giúp thúc đẩy các phương pháp canh tác hiệu quả mà vẫn đảm bảo mà mọi thứ trong chuỗi cung ứng - từ nông trại đến ngã ba - đáp ứng mức độ an toàn và chất lượng đầy đủ. Bằng cách thiết lập quốc tế các giải pháp thống nhất cho những thách thức toàn cầu, tiêu chuẩn ISO đối với nông nghiệp cũng thúc đẩy tính bền vững và lành mạnh quản lý môi trường góp phần vào một tương lai tốt đẹp hơn.