Chứng nhận VietGAP thủy sản - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Chứng nhận VietGAP thủy sản  - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Dịch vụ Chứng nhận VietGAP thủy sản - Cấp giấy chứng nhận VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt


 100% đáp ứng các yêu cầu đấu thầu
 Cung cấp dịch vụ TOÀN QUỐC, có chi nhánh 3 miền: Bắc - Trung - Nam
 Cấp chứng nhận trực tiếp, KHÔNG qua trung gian
 Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý, hỗ trợ 24/7

Tổng quan

VietGAP thủy sản là gì?

Chứng nhận VietGAP thủy sản là một chứng nhận đánh giá chất lượng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. VietGAP thủy sản được thiết kế để đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và quản lý sản xuất hiệu quả.

Các tiêu chuẩn này bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hành nuôi trồng thủy sản tốt trong ao, bể, đầm, hầm...có thể kiểm soát được các yếu tố đầu vào, từ khâu chuẩn bị nuôi, thả giống đến khâu thu hoạch để làm thực phẩm.sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 

Tiêu chuẩn/ quy phạm VietGAP thủy sản được biên soạn dựa trên quy định của luật pháp Việt Nam (Luật an toàn thực phẩm, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước,...), hướng dẫn của FAO và tham khảo quy định tại các tiêu chuẩn AseanGAP, GlobalGAP...

Đối với người tiêu dùng, việc mua sản phẩm có chứng nhận VietGAP thủy sản mang lại sự tin tưởng về chất lượng và an toàn của sản phẩm nông nghiệp.

Mẫu giấy chứng nhận VietGAP thủy sản do ISOCERT cấp


Chứng nhận VietGAP thủy sản là gì?

Là văn bản xác nhận doanh nghiệp đạt các tiêu chí và quy định theo đúng tiêu chuẩn VietGAP thủy sản của chuyên gia đánh giá căn cứ theo TCVN 13528-1:2022 do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành. Giấy chứng nhận VietGAP thủy sản phải do một tổ chức uy tín được chỉ định cấp Giấy chứng nhận VietGAP cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện.

Giấy chứng nhận VietGAP thủy sản có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 03 tháng đối với trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.


Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP thủy sản?

Chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP thủy sản đóng vai trò quan trọng vì nhiều lý do sau:

- Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm: VietGAP giúp đảm bảo các sản phẩm thủy sản được sản xuất theo quy trình an toàn, không sử dụng các chất cấm, hóa chất độc hại, từ đó giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

- Bảo vệ môi trường: Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm các biện pháp quản lý và xử lý môi trường một cách bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.

- Nâng cao giá trị và uy tín sản phẩm: Các sản phẩm thủy sản có chứng nhận VietGAP thường được thị trường lớn tin tưởng hơn, từ đó giúp nâng cao giá trị và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (thuận lợi vào các chuỗi cửa hàng, siêu thị, gian hàng...).

- Tăng cường quản lý và truy xuất nguồn gốc: VietGAP yêu cầu ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất, giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết, qua đó nâng cao tính minh bạch và đáng tin cậy của chuỗi cung ứng.

- Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp: Chứng nhận VietGAP thủy sản giúp nông dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường lớn và xuất khẩu, đồng thời đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm từ các đơn vị nhập hàng.

- Tuân thủ quy định pháp luật: Việc áp dụng VietGAP còn giúp người sản xuất tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro pháp lý.

- Thuận lợi cho cơ quan quản lý: Theo dõi và giám sát việc sản xuất thủy sản an toàn, đảm bảo rằng các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về sản xuất và kinh doanh hiệu quả và khoa học hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.


Lợi ích khi đạt chứng nhận VietGAP thủy sản?

  • Là bằng chứng chứng minh với người tiêu dùng/ đối tác về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đảm bảo các mặt hàng thủy sản được sản xuất ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt.
  • Tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm do tạo được niềm tin tới cho khách hàng.
  • Giúp phá vỡ các rào cản kỹ thuật khi muốn thâm nhập vào các thị trường tiềm năng (chuỗi cửa hàng, siêu thị).
  • Gia tăng hiệu suất công việc và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng khắt khe từ khách hàng.
  • Dễ dàng truy xuất nguồn gốc, giảm nguy cơ sản phẩm bị hỏng, bị thu hồi hoặc gặp phải các phản hồi tiêu cực từ khách hàng. 
  • Góp phần hạn chế tình trạng thực phẩm “bẩn", kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. 
  • Được xem xét miễn/ giảm các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chứng nhận chất lượng.
  • Đáp ứng yêu cầu hồ sơ và lợi thế khi đăng kí cấp chứng nhận OCOP và các giải thưởng khác.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện đăng ký cấp chứng nhận VietGAP thủy sản


Tiêu chuẩn VietGAP thủy sản thực hiện theo TCVN 13528-1:2022 Nuôi trồng thủy sản trong ao do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành

  • Nhóm cá

  • Nhóm thực vật
  • Nhóm giáp xác
  • Nhóm nhuyễn thể hai mảnh vỏ
  • Nhóm nhuyễn thể chân đầu
  • Nhóm động vật thủy sinh không có xương sống
  • Nhóm động vật có xương sống và bò sát

Quy trình đăng ký cấp chứng nhận VietGAP thủy sản?

Để đạt được chứng nhận VietGAP thủy sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:

► Bước 1: Khảo sát đánh giá ban đầu

Khảo sát đánh giá hiện trạng khu vực ao nuôi và thói quen nuôi trồng, cách sử dụng nguồn nước, thuốc, hóa chất, thức ăn...

Đánh giá ban đầu sẽ xác định doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP thủy sản hay chưa để có thể xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp áp dụng VietGAP thành công.

► Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn -  Hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống theo VietGAP thủy sản

Doanh nghiệp cần đào tạo tiêu chuẩn VietGAP thủy sản cho toàn bộ nhân sự, mỗi loại nuôi trồng sẽ theo TCVN riêng nên sẽ không giống nhau.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép chuẩn hóa quy trình.

Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.

► Bước 3: Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện, tự đánh giá người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu.

Hệ thống quản lý có phù hợp với doanh nghiệp hay không để sửa đổi hoàn thiện hệ thống.

► Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP thủy sản

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP thủy sản. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP.

Đoàn chuyên gia từ tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 13528-1:2022.


Quy trình 8 bước đạt chứng nhận VietGAP thủy sản theo TCVN 13528-1:2022


Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận VietGAP thủy sản

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận VietGAP thủy sản gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) ao nuôi trồng, khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế nông sản an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận VietGAP được đánh giá bởi các chuyên gia:

  1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
  2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP.
  3. Đối với cơ sở có nhiều thành viên:
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
  • Đánh giá tài liệu lưu trữ.

Tại sao nên làm việc với ISOCERT?

✔️  Tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế ISOCERT là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận sản phẩm được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định. 

✔️  ISOCERT đã đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận số 83/CN-TĐC

✔️  ISOCERT đã đăng ký hoạt động chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP thủy sản) theo TCVN 13528-1:2022

✔️  Vì vậy tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế ISOCERT có đủ cơ sở pháp lý cũng như đủ năng lực tham gia hoạt động đánh giá và chứng nhận VietGAP cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về ISOCERT >


Chúng tôi ở đây để giúp bạn!

Bạn có câu hỏi, nhận xét hoặc ý tưởng tuyệt vời muốn chia sẻ? Gửi cho chúng tôi một ghi chú nhỏ bên dưới - chúng tôi muốn nghe ý kiến của bạn và sẽ luôn trả lời!

Vui lòng liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0976389199  hoặc tổng đài: 1900 636 538 

Email: contacts@isocert.org.vn >

YÊU CẦU BÁO GIÁ >

 

Lợi ích

Lợi ích khi đạt chứng nhận VietGAP thủy sản?

  • Là bằng chứng chứng minh với người tiêu dùng/ đối tác về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Đảm bảo các mặt hàng thủy sản được sản xuất ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt.
  • Tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm do tạo được niềm tin tới cho khách hàng.
  • Giúp phá vỡ các rào cản kỹ thuật khi muốn thâm nhập vào các thị trường tiềm năng (chuỗi cửa hàng, siêu thị).
  • Gia tăng hiệu suất công việc và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Áp dụng các quy trình để cải tiến liên tục, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu ngày càng khắt khe từ khách hàng.
  • Dễ dàng truy xuất nguồn gốc, giảm nguy cơ sản phẩm bị hỏng, bị thu hồi hoặc gặp phải các phản hồi tiêu cực từ khách hàng. 
  • Góp phần hạn chế tình trạng thực phẩm “bẩn", kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. 
  • Được xem xét miễn/ giảm các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chứng nhận chất lượng.
  • Đáp ứng yêu cầu hồ sơ và lợi thế khi đăng kí cấp chứng nhận OCOP và các giải thưởng khác.

Quy định chứng nhận

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP

Ngày 5/3/2024, ISOCERT đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học & Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP:

  • Quá trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP trồng trọt) 
  • Quá trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP thủy sản)
  • Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn đối với tổng hợp đa ngành

Mẫu giấy chứng nhận

Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận VietGAP thủy sản tiếng Việt


Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận VietGAP thủy sản tiếng Anh

Quy trình cung cấp dịch vụ

Quy trình chứng nhận vietgap


Video hướng dẫn Quy trình 8 bước để có Chứng nhận VietGAP thủy sản

 

Tài liệu liên quan

Tài liệu liên quan đến chứng nhận VietGAP mà bạn nên biết?

STT Tài liệu liên quan Hình thức
1 Tải phiếu đăng ký chứng nhận Tải xuống
2 Quy định nguyên tắc và điều kiện chứng nhận  Tải xuống
3 Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận Tải xuống
4 Thủ tục khiếu nại + kháng nghị Tải xuống
5 Hướng dẫn thu hồi, mở rộng, thu hẹp phạm vi chứng nhận  Tải xuống
6 Cách tính phí các dịch vụ chứng nhận Tải xuống

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

FAQ câu hỏi thường gặp

Hiện tại, VietGAP chưa bắt buộc áp dụng nhưng đang được Chính phủ, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn triển khai nhiều biện pháp khuyến khích nhằm đẩy nhanh tốc độ áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, có chứng nhận VietGAP, doanh nghiệp/tổ chức được xem xét miễn giảm các cuộc kiểm tra. Các doanh nghiệp áp dụng VietGap còn được Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo VietGAP, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu...
Bạn là Doanh nghiệp/Chủ cơ sở cần thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP (như ISOCERT) để được đoàn chuyên gia đánh giá thực tế và xem xét cấp chứng chỉ VietGAP. Bạn nên cân nhắc khi lựa chọn tổ chức chứng nhận vì có thể sẽ phải chịu nhiều rủi ro, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí vì chưa nắm rõ các yêu cầu về hồ sơ và các bước tiến hành. Doanh nghiệp nên tìm một tổ chức chứng nhận uy tín để hỗ trợ (ISOCERT) để được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo hơn.
Nhà nước khuyến khích áp dụng VietGAP với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ con người và môi trường, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho xã hội. Chính sách khuyến khích áp dụng VietGAP cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng được quy định tại Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo VietGAP, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu v.v.. Chi tiết tham khảo thêm các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đây là câu hỏi mà khá nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn. Hiện Việt Nam có hơn 90 tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ. Dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận uy tín: - Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận. - Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động (Ví dụ ISOCERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định).

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo