Mã số vùng trồng - Production Unit Code (PUC)

Xây dựng hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng, hỗ trợ toàn bộ quá trình xin cấp.

Dịch vụ xây dựng hồ sơ đăng ký mã số vùng trồng - Điều kiện xuất khẩu nông sản


 Đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc...
 Thực hiện theo TCCS 774:2020/BVTV

 Cung cấp dịch vụ TOÀN QUỐC, có chi nhánh 3 miền: Bắc - Trung - Nam
 Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực, hỗ trợ 24/7

Tổng quan

Mã số vùng trồng - Production Unit Code (PUC) là điều kiện cơ bản khi xuất khẩu nổng sản ra thị trường quốc tế. Tại một số thị trường trọng điểm và tiềm năng như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc...mã số vùng trồng còn là yêu cầu bắt buộc để thuận lợi xuất khẩu hàng nông sản. Mã số vùng trồng sẽ do Cục bảo vệ thực vật cấp, doanh nghiệp cần đăng ký mã số vùng trồng được thực hiện theo TCCS 774:2020/BVTV.

Mã số vùng trồng là gì?

Mã Số Vùng Trồng - Production Unit Code (PUC) là một mã định danh duy nhất được cấp cho một vùng trồng cụ thể nhằm quản lý và kiểm soát nguồn gốc sản phẩm nông sản, bao gồm: theo dõi tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản. Mã số này giúp xác định chính xác nơi sản xuất, từ đó đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đây là tiêu chuẩn cơ bản để doanh nghiệp có thể thuận lợi xuất khẩu hàng hóa nông sản ra nước ngoài.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký cấp mã số vùng trồng


Tại sao cần mã số vùng trồng?

Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thế giới. Nông sản Việt cũng đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu nông sản Việt Nam ngày càng được đón nhận và tin dùng tại các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, các quốc gia đã siết chặt rào cản kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu an toàn cho người sử dụng, vì vậy mã số vùng trồng (MSVT) được nhiều quốc gia đưa vào điều kiện bắt buộc để được nhập khẩu. Đã có rất nhiều hàng hóa của Việt Nam đã từng bị cảnh báo và tạm dừng nhập khẩu do chưa có MSVT.

1. Tuân thủ quy định xuất khẩu

  • Nhiều quốc gia yêu cầu mã số vùng trồng như một điều kiện bắt buộc để nhập khẩu nông sản. Tuân thủ quy định này giúp sản phẩm dễ dàng được chấp nhận tại các thị trường quốc tế.
  • Mã số vùng trồng là một phần của các quy trình kiểm dịch thực vật và kiểm soát an toàn thực phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị cản trở bởi các rào cản kỹ thuật.

2. Hỗ trợ quản lý và kiểm soát:

  • Mã số vùng trồng giúp các cơ quan quản lý dễ dàng theo dõi và giám sát các vùng trồng, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã đặt ra.
  • Quản lý vùng trồng hiệu quả giúp nhanh chóng phát hiện và giải quyết các vấn đề về chất lượng và an toàn thực phẩm.

3. Đáp ứng yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng

  • Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của thực phẩm họ sử dụng. Mã số vùng trồng đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm.
  • Đáp ứng yêu cầu của thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mở rộng xuất khẩu, từ đó gia tăng doanh thu và phát triển bền vững.

4. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

  • Mã số vùng trồng cho phép xác định chính xác nơi sản xuất của nông sản, từ đó giúp nhà nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng theo dõi và kiểm tra nguồn gốc sản phẩm.
  • Truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc ở nhiều thị trường quốc tế nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định nhập khẩu.

5. Đảm bảo chất lượng và an toàn:

  • Để được cấp mã số vùng trồng, vùng trồng phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
  • Nông sản có MSVT đạt tiêu chuẩn an toàn và không chứa các chất gây hại, đáp ứng các quy định của các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, và Trung Quốc.

6. Minh bạch và tin cậy:

  • Mã số vùng trồng tạo sự minh bạch trong chuỗi cung ứng, giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và nhà nhập khẩu vào chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
  • Minh bạch trong nguồn gốc sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Quy trình thực hiện xin cấp mã số vùng trồng


Quy trình cấp mã số vùng trồng

1. Khảo sát: Tiến hành khảo sát vùng trồng để thu thập thông tin cơ bản về diện tích, điều kiện canh tác, và sản phẩm.
2. Soạn thảo quy trình: Soạn thảo quy trình sản xuất và quản lý vùng trồng dựa trên các tiêu chuẩn và yêu cầu hiện hành.
3. Đào tạo, tập huấn: Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn cho nông dân và cán bộ liên quan về quy trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật.
4. Hướng dẫn và thu thập thông tin: Hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình sản xuất và thu thập thông tin cần thiết để lập hồ sơ.
5. Nộp hồ sơ lên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh: Tổng hợp hồ sơ và nộp lên Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh để xin cấp mã số vùng trồng.
6. Bổ sung, khắc phục: Bổ sung và khắc phục những thiếu sót trong hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
7. Đánh giá vùng trồng: Đoàn đánh giá từ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tiến hành đánh giá thực tế vùng trồng.
8. Cấp mã số vùng trồng: Sau khi đánh giá đạt yêu cầu, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ cấp mã số vùng trồng.

*Lưu ý: Vùng trồng phải được kiểm tra và cấp mã số lần đầu trước thời điểm thu hoạch theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Trước mỗi vụ thu hoạch, phải thực hiện đăng ký cấp mã số vùng trồng lại, mã số sẽ bị thu hồi nếu không thực hiện đăng ký lại.


 Hồ sơ cần chuẩn bị cấp mã số vùng trồng

  • Đơn đề nghị cấp mã số vùng trồng (Theo mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành cùng Quyết định số: 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn)
  • Bản đồ vùng trồng: Bản đồ chi tiết vùng trồng, thể hiện rõ ràng ranh giới, diện tích và các khu vực sản xuất.
  • Hồ sơ về quy trình sản xuất: Ghi chép chi tiết về quy trình canh tác, bao gồm các hoạt động từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản sản phẩm (Có thể không cần chứng nhận nhưng cần thực hiện theo tiêu chuẩn như: VietGAP, hữu cơ, globalGAP...)
  • Sổ ghi chép quản lý vùng trồng: Sổ ghi chép các hoạt động quản lý vùng trồng, bao gồm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các biện pháp kiểm soát dịch hại và môi trường.
  • Chứng nhận và các tài liệu liên quan: Bản sao các chứng nhận liên quan như: chứng nhận sản xuất an toàn; chứng nhận VietGAP; chứng nhận hữu cơ; chứng nhận ISO 22000 (nếu có).
  • Báo cáo đánh giá môi trường: Báo cáo về các yếu tố môi trường tại vùng trồng, bao gồm nguồn nước, đất, không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Biên bản họp và quyết định thành lập vùng trồng: Biên bản họp và quyết định của tổ chức, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp về việc thành lập và quản lý vùng trồng.
  • Hồ sơ về đào tạo và tập huấn: Tài liệu và chứng nhận về việc đào tạo, tập huấn cho nông dân và nhân viên kỹ thuật tham gia quản lý vùng trồng.

 

Đối tượng áp dụng

  • Cá nhân/Doanh nghiệp tự trồng trọt, sản xuất.
  • Cá nhân/Doanh nghiệp có liên kết với các tổ chức/đơn vị khác.

Lợi ích

- Đạt tiêu chuẩn vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu nông sản.

- Thuận lợi nhập khẩu nông sản vào thị trường: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…

- Mở rộng phân phối ra, tạo điều kiện để nông sản vào các chuỗi bán hàng lớn, siêu thị

- Tăng giá thành sản phẩm

- Nâng cao uy tín thương hiệu

- Truy xuất được nguồn gốc

- Chống làm hàng giả, hàng nhái

Căn cứ pháp lý

Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng

TCCS 774:2020/BVTV Quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng

 

Quy trình cấp dịch vụ

Quy trình chứng nhận vietgap


Video hướng dẫn Quy trình 8 bước dịch vụ ISOCERT

Cam kết, Chuẩn mực

Lựa chọn ISOCERT

- Chuyên gia đồng hành tư vấn hỗ trợ và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho các đơn vị cần đăng ký cấp mã số vùng trồng

- Hỗ trợ xây dựng vùng trồng đáp ứng các tiêu chuẩn để được cấp mã số vùng trồng

- Chuyên gia đồng hành tư vấn hỗ trợ và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho các đơn vị cần đăng ký cấp mã số vùng trồng

- Hỗ trợ xây dựng vùng trồng đáp ứng các tiêu chuẩn để được cấp mã số vùng trồng

- Đào tạo hướng dẫn cho đơn vị đảm bảo đầy đủ hồ sơ và cung cấp kiến thức kỹ năng cho nhân viên

- Cung cấp dịch vụ chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia...đào tạo áp dụng cho hệ thống và các sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn.

- Xây dựng quy trình quản lý chất lượng; xây dựng thương hiệu; marketing; quay video giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm; Viết câu chuyện thương hiệu; xây dựng thương hiệu và tư vấn các giải pháp thương mại hóa cho đầu ra sản phẩm…

- Cung cấp các phần mềm quản lý, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nông nghiệp thông minh...

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Dịch vụ liên quan

Đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch

Đến nay, việc áp dụng mã số mã vạch được triển khai trên diện rộng từ hoạt động quản lý kho của các siêu thị tới hoạt động quản lý sản xuất. Nhìn chung, việc áp dụng mã số mã vạch có một số lợi ích sau: - Tốc độ xử lý nhanh- Tính chính xác tuyệt đối- Tính khả thi cao- Tiết kiệm chi phí

Chứng nhận VietGap

Chứng nhận VietGap

Thực hành tốt theo tiêu chuẩn VietGAP Tiêu chuẩn VietGAP nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính người thực hiện trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu chuẩn VietGAP gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mang lại nhiều lợi thế cho người nông dân, hộ nông dân mở rộng thị trường trong nước. ►  Mở rộng đầu ra cho sản phẩm tới nhiều thị trường ►  Lợi thế vào các chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ ►  Nâng tầm thương hiệu cho nông...

Chứng nhận hữu cơ trồng trọt

Chứng nhận hữu cơ trồng trọt

Hữu cơ trồng trọt là gì? Trồng trọt hữu cơ là phương pháp canh tác nông nghiệp không sử dụng các hóa chất tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất điều hòa tăng trưởng và chất biến đổi gen. Thay vào đó, phương pháp này sử dụng các biện pháp tự nhiên và thân thiện với môi trường để duy trì và cải thiện sức khỏe đất, hệ sinh thái và con người. Các đặc điểm chính của trồng trọt hữu cơ bao gồm: Sử dụng phân bón hữu cơ: Sử dụng phân chuồng, phân xanh,...

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo