Nhiệm vụ khoa học công nghệ

Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) đã thu được nhiều kết quả tích cực. Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, đề tài khoa học công nghệ đã được thực hiện tại khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện theo đường lối của Đảng và Nhà nước.

Nhiệm vụ khoa học công nghệ là gì?

Nhiệm vụ khoa học công nghệ được mô tả rõ theo Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, được hiểu là những vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.

Kết quả nhiệm vụ khoa học công nghệ khi đưa vào ứng dụng sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Lan tỏa rộng và tác động tích cực lâu dài thông qua việc góp phần làm biến đổi cơ cấu của ngành, đối tượng sản xuất chủ lực, hình thành ngành nghề sản xuất mới tại địa phương;
  • Góp phần tạo nên sản phẩm mới và đưa vào sản xuất đại trà quy mô lớn theo quy trình công nghệ được nghiên cứu, chuyển giao giúp tăng năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp;
  • Nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch vụ phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng.

Nhiệm vụ khoa học công nghệ được thể hiện qua các đề tài khoa học công nghệ. Tại Chương 1 trong Nghị định Số: 08/2014/NĐ-CP, đề tài khoa học công nghệ là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.
Đề tài khoa học có thể được thực hiện bởi:

  • Cá nhân
  • Một nhóm nhiều người cùng nghiên cứu bản chất vấn đề.

Nội dung đề tài khoa học công nghệ cần đáp ứng các yêu cầu:

● Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học công nghệ dự kiến có triển vọng lớn tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả và đã có phương án khả thi sẵn sàng sản xuất thử nghiệm; có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế.

● Đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: có tính mới, mang đến giải pháp kịp thời cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật của Nhà nước.

● Đề tài trong các lĩnh vực khác: đảm bảo tính mới, tính tiên tiến so với các kết quả đã được tạo ra tại Việt Nam hoặc quốc tế, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội.


Mục tiêu của nhiệm vụ khoa học công nghệ

Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học công nghệ được xác định rõ trong Quyết định số: 2667/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ với tầm nhìn đến năm 2025, bao gồm 10 nhiệm vụ:

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật và tập trung nguồn lực để thực hiện.
2. Nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
3. Đóng góp vai trò vào phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
4. Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm.
5. Cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), phấn đấu thuộc nhóm 42 quốc gia hàng đầu thế giới.
6. Duy trì mức chi của Nhà nước cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên.
7. Phấn đấu có từ 25 đến 30 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới.
8. Doanh nghiệp đạt tiêu chí khoa học và công nghệ và số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng tối thiểu 1,5 lần so với năm 2020.
9. Tập trung nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ…thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
10. Số lượng công bố quốc tế tăng trung bình 10%/năm. Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng tối thiểu 12% - 14%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng tối thiểu 10% -12%/năm; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 6% - 8% số sáng chế được cấp bằng bảo hộ. Phát triển được hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới.

Lợi ích

Lợi ích thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

Thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ hay có thể gọi là hoạt động đổi mới sáng tạo luôn tồn tại trong hoạt động của các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp, thường xuyên triển khai trong nội bộ tổ chức để tạo nội lực giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Nhằm khuyến khích hoạt động này, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy mang nhiều lợi ích đến cho các doanh nghiệp.

Liên quan đến nhiệm vụ khoa học công nghệ hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1322/QĐ-TTg về Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa bằng việc áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.

Ngoài ra, một số cơ chế chính sách dành cho nhiệm vụ khoa học công nghệ:

  • Quyết định số 36/QĐ-TTG về ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030;
  • Quyết định số 100/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; 
  • Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
  • Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đào tạo chuyên gia, hỗ trợ chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến

Giai đoạn từ năm 2021 - 2030, chủ yếu Nhà nước hỗ trợ gồm có các nội dung sau:

  • Từ năm 2021 - 2025: Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và doanh nghiệp;
  • Từ năm 2026 - 2030: Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 1000 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và doanh nghiệp, trong đó có khoảng 200 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế;
  • Từ năm 2021 - 2030: Hỗ trợ cho doanh nghiệp về giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10% - 15%; Tăng ít nhất 10 % Chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 so với năm 2011 - 2020; Ít nhất 100 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng.

Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện đổi mới sáng tạo

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 27 của Luật Khoa học và Công nghệ 2013.

Doanh nghiệp được hỗ trợ tư nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, tùy theo từng nhiệm khoa học công nghệ được triển khai.

Hướng dẫn

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

Tại Điều 25 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định, nhiệm vụ khoa và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài khoa học công nghệ, dự án và các hình thức khác.

Việc thực hiện sẽ qua hình thức đề xuất theo Điều 26 Luật Khoa học và Công nghệ 2013, quy trình như sau:

  • Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ về bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước khác ở trung ương phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để tổng hợp;
  • Bước 2: Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp đề xuất đặt hàng, tổ chức lấy ý kiến tư vấn về nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và công bố công khai;
  • Bước 3: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ động hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia cấp bách, mới phát sinh có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia; tổ chức lấy ý kiến tư vấn về các nhiệm vụ này;
  • Bước 4: Việc lấy ý kiến tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn.

- Thành phần của Hội đồng bao gồm: nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh doanh có uy tín và trình độ phù hợp với nhiệm vụ.

Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có quyền lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trước hoặc sau khi họp Hội đồng.

Dịch vụ hỗ trợ

Cung cấp dịch vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ

ISOCERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo các thông tư quyết định của nhà nước và các quy định của Bộ ngành. Một số chương trình tiêu biểu theo các văn bản:

  • Quyết định 1322/QĐ-TTG Phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030;
  • Quyết định số 36/QĐ-TTG về ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030;
  • Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
  • Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
  • Thông tư 15/2022/TT-BKHCN quản lý Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
  • Quyết định 1403/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ;
  • Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.

Một số nhiệm vụ khoa học công nghệ ISOCERT đã và đang thực hiện:

1. Hỗ trợ 32 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xây dựng, chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 sang TCVN ISO 9001: 2015.

2. Triển khai, áp dụng và quản lý Hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022.

3. Hỗ trợ 01 doanh nghiệp chứng nhận VietGAHP thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn; Hỗ trợ 02 doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

4. Xây dựng và hỗ trợ liên kết kênh tiêu thụ nông sản – lúa gạo cho HTX, THT, nông dân, hướng tới gia tăng tỷ trọng nông sản được xuất khẩu ra thị trường quốc tế giai đoạn 2021 - 2025 định hướng phát triển đến 2030 tỉnh Sóc Trăng.

5. Chuyển đổi số tích hợp công nghệ cao IoT trong hệ thống tưới tiêu và cảm biến để gia tăng năng suất và xuất khẩu cho giá trị cây Xoài.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia zalo Zalo