Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành vào ngày 02/02/2018 là một trong những động thái tích cực từ Cơ quan quản lý Nhà nước về việc cân bằng giữa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tính hiệu quả kinh tế cho nhiều Cơ sở sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt 10 đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (điều 12 – NĐ 15/2018/NĐ – CP) như sau:
1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
3. Sơ chế nhỏ lẻ;
4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
7.Nhà hàng trong khách sạn;
8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
9. Kinh doanh thức ăn đường phố;
10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng cũng cần phải đảm bảo Cơ sở của mình vệ sinh an toàn thực phẩm để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài 10 đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên, thì tất cả Cơ sở sản xuất thực phẩm khác phải có Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được dựa theo Khoản 1, điều 34 của Luật An toàn thực phẩm số 55 được Quốc Hội ban hành năm 2010 và các thông tư liên quan của 03 Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp phù hợp với các nội dung mới của Nghị Định 15/2018 NĐ-CP.
Riêng các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ và đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định tại điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Do vậy, nếu cơ sở sản xuất thực phẩm được cấp một trong những giấy chứng nhận như: ISO 22000, HACCP… sẽ được miễn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng phải đảm bảo các điều kiện ATTP theo quy định. Thay vào đó, công tác hậu kiểm mẫu sẽ tăng đáng kể và từ đây trách nhiệm của các tổ chức chứng nhận HACCP, ISO 22000 hết sức quan trọng.
BKHCN - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận, chứng nhận Tổ chức chứng nhận ISOCERT đánh giá, chứng nhận HACCP/ISO 22000 đối với ngành thực phẩm. Quý Tổ chức/Doanh nghiệp có nhu cầu được đánh giá và cấp giấy chứng nhận và sử dụng dấu chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng vui lòng liên hệ hotline 0916239199 hoặc Email contacts@isocert.org.vn để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm các dịch vụ mà ISOCERT cung cấp: