5 tiêu chuẩn về phòng sạch ngành thực phẩm mà bạn cần biết

Tổng quan

Phòng sạch thực phẩm là gì?

Phòng sạch thực phẩm được hiểu là phòng sạch trong nhà xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm. Đây là phương pháp tối ưu giúp hạn chế tối đa vi khuẩn sản sinh, thâm nhập trong quá trình sản xuất, giúp cho thực phẩm được bảo quản tốt hơn. Chính vì thế, phòng sạch thực phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết cho ngành thực phẩm của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Lợi ích từ việc phòng sạch thực phẩm?

Hiện nay do nhu cầu ngày càng cao của con người, thói quen ăn uống dần thay đổi và “chất lượng thực phẩm” ngày càng được chú trọng đã khiến cho việc phòng sạch thực phẩm ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.

Các quy trình công nghiệp thực phẩm đã được đặc trưng bởi các quy tắc nghiêm ngặt và áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh cực kỳ cao. Phòng sạch hiện đại dần nâng cao mức độ vệ sinh chung trong ngành thực phẩm. Bằng cách giảm thiểu số lượng vi trùng và nấm, hạn chế tối đa sự nhiễm bẩn lên thực phẩm đã giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, đơn giản hóa các quy trình cũng như giảm thiểu tối đa thời gian sản xuất và chế biến. Từ đó hiệu quả cao hơn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ngày một tăng cao.

Đây chắc chắn là điều mà các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm đều mong muốn đạt được.

5 tiêu chuẩn phòng sạch ngành thực phẩm

 

Phòng sạch ngành thực phẩm là một yếu tố rất cần thiết nhằm đảm bảo quá trình hoạt động luôn luôn được đảm bảo, đem đến những thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Vậy một xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về phòng sạch thực phẩm?

Thứ 1: Ngăn ngừa tối đa sự nhiễm bẩn lên thực phẩm trong quá trình sản xuất.

Thứ 2: Phải bố trí, lắp đặt, sắp xếp cơ sở, thiết bị sao cho việc bảo dưỡng, làm sạch và tẩy trùng được thuận lợi, đồng thời hạn chế ở mức tối thiểu ô nhiễm do không khí.

Thứ 3: Bề mặt tiếp xúc của vật liệu với thực phẩm phải đảm bảo không có các phản ứng hóa học sinh ra các chất độc hại, đồng thời phải có độ bền, dễ bảo dưỡng và làm sạch.

Thứ 4: Các thiết bị về kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yêu cầu khác phải được trang bị đầy đủ, đạt tiêu chuẩn và được đặt tại các vị trí thích hợp nhằm bảo quản thực phẩm được tốt nhất.

Thứ 5: Chuẩn bị sẵn phương án cách ly, bảo vệ thực phẩm khi có các dịch hại từ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, tiêu chuẩn phòng sạch ngành thực phẩm cũng có những yêu cầu riêng so với những phòng sạch của các ngành nghề khác. Hiện nay, tiêu chuẩn phòng sạch ngành thực phẩm được ứng dụng nhiều trong sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa, nước ép, chế biến hải sản, thịt hay sản xuất bánh kẹo,…

Đồng thời, việc áp dụng tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như thị trường.  

Một số yêu cầu cụ thể trong phòng sạch thực phẩm

 

 

 

- Phòng sạch thực phẩm cần đặt cách các khu vực có mức độ ô nhiễm cao như khu công nghiệp, khu vực dễ ngập úng, khu vực có các sinh vật gây bệnh hoặc các chất thải rắn, lỏng khó xử lý…

- Các cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà xưởng phải được làm bằng các loại vật liệu bền chắc, có bề mặt nhẵn, không độc hại và đảm bảo thuận lợi cho việc vệ sinh, bảo dưỡng khi cần thiết

- Sàn nhà phải không thấm nước, dễ vệ sinh và thoát nước tốt

- Trần nhà phải sử dụng các nguyên liệu hạn chế bám bụi tốt và tránh các trường hợp làm rơi bụi trong quá trình sản xuất, chế biến

- Cửa sổ thì cần lắp đặt ở nơi phù hợp, dễ vệ sinh lau chùi và có lắp lưới chống côn trùng xâm hại cũng như đảm bảo chống bụi bẩn, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài vào nhà xưởng

- Các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được làm bằng các vật liệu không gây độc hại, được thiết kế để có thể làm sạch, tẩy trùng và bảo dưỡng dễ dàng.

- Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm: Có các phương tiện cần thiết ở nơi thích hợp để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm không khí cùng các nơi kiểm soát khác. Phải có các biện pháp bảo vệ hiệu quả chống dịch hại xâm nhập và khu trú.

- Hệ thống thông gió: Cần thiết kế để sao cho không có sự chuyển động của dòng khí đi từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch. Đồng thời, hệ thống thông gió cũng cần dễ dàng được bảo dưỡng và làm sạch.

- Hệ thống chiếu sáng của phòng sạch thực phẩm: Phải được cung cấp đầy đủ ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) trong quá trình làm việc, cường độ ánh sáng cần điều chỉnh sao cho phù hợp và phải có các thiết bị để tránh các mảnh vỡ của nguồn sáng.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về phòng sạch ngành thực phẩm. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Quý doanh nghiệp trong việc mang đến những sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng nhất cho người tiêu dùng. Nếu có điều gì thắc mắc và cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất!

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo