CÁC TIÊU CHUẨN ĐANG ÁP DỤNG CHO NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Tổng quan

Dệt may Việt Nam đang xuất khẩu sang 4 thị trường lớn là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và bắt đầu đẩy mạnh hàng hóa vào thị trường mới như Trung Quốc hay Nga. Từ tháng 3/2018, Việt Nam gia nhập CPTPP, mở ra cơ hội để tăng cường xuất khẩu vào những thị trường phi truyền thống như Canada và Ôxtrâylia. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn về giá thành, chi phí sản xuất và tiêu chuẩn an toàn môi trường, sức khỏe người lao động.

 

Khác với những năm trước các khi dệt may vốn thường nhận được những đơn hàng dài hạn, nay tình trạng các đơn hàng ngắn hạn, thậm chí chỉ theo tháng diễn ra ở không ít doanh nghiệp, đặc biệt là ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp gia công.

Theo Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mặc dù Việt Nam đang có lợi thế từ các Hiệp định thương mại lớn như CPTPP hay EVFTA nhưng ngành dệt may lại chưa thể tận dụng hết được các cơ hội này. Ví dụ như Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam, chiếm 46,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng lại không nằm trong CPTPP hay để đạt được những lợi thế từ EVFTA cần giải quyết được vấn đề về nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, để phát triển bền vững trong thời gian tới, ngành dệt may cần nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, đồng thời cần phát triển thêm ngành công nghiệp hỗ trợ như dệt, nhuộm cũng cần đẩy mạnh để chủ động được nguồn nguyên liệu nội địa.

Doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất, đồng thời đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dệt may - cho biết, hầu hết các DN trong ngành đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025... Gần đây, nhiều DN thành công trong áp dụng tích hợp 3 hệ thống: ISO 9001-2000, ISO 14000, SA 8000, như: May Đức Giang, Hưng Yên, Thắng Lợi... Việc áp dụng hệ thống quản lý đã giúp DN tiết kiệm chi phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Đối với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và phương pháp thử, phần lớn DN dệt may xuất khẩu sử dụng tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. Đó là các tiêu chuẩn quốc tế đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới: Tiêu chuẩn châu Âu (EN); tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM và AATCC); tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS)... Việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn trên đã giúp cho công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị đi vào nền nếp, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, DN không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại. Có thể kể đến dây chuyền sản xuất vải Denim của Tổng công ty Dệt may Hà Nội; dây chuyền kéo sợi của Công ty CP Sợi Phú Bài; dây chuyền may Comple của Tổng công ty May Nhà Bè... Các dây chuyền, nhà máy sau khi đi vào hoạt động đã sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Thêm nữa, nhiều phần mềm phục vụ công tác thiết kế sản phẩm như: Gerber, Lectra, Nedgraphics, EAT... đã được mua và phát triển để phục vụ công tác thiết kế, quản lý.

Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn

Công tác quản lý năng suất, chất lượng sản phẩm tại các DN dệt may thông qua các hệ thống quản lý, tiêu chuẩn… được quan tâm, đầu tư đã mang lại hiệu quả cao hơn so với những phương pháp quản lý trước đây. Nhưng so với các nước và khu vực, năng suất lao động tại các DN áp dụng vẫn còn thấp hơn mặt bằng chung. Cụ thể: Chỉ bằng 1/3 so với DN tại Hồng Kông (Trung Quốc), bằng 1/4 so với Trung Quốc và bằng 1/8 so với Hàn Quốc... Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành và làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.

Công tác quản lý chất lượng chưa được định hình ổn định, đặc biệt là cơ chế kiểm soát hàng hóa tiêu thụ trên thị trường trong nước, quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa được chặt chẽ. Việc áp dụng tiêu chuẩn vẫn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn chung cho ngành dệt may, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Đầu tư trang thiết bị hiện đại chủ yếu diễn ra tại DN lớn, có nguồn lực dồi dào. Trong khi đó, phần lớn DN nhỏ vẫn trung thành với thiết bị cũ, lạc lậu.

Theo ông Nguyễn Văn Thông, DN dệt may cần chú trọng tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mới, hiện đại. Khuyến khích DN tiếp cận các thông tin về các tiêu chuẩn sản phẩm và quy trình sản xuất mới theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các tiêu chuẩn chất lượng phải đi đôi với các chương trình quản lý và chứng nhận chất lượng, nhằm củng cố hình ảnh quốc tế và danh tiếng của các nhà sản xuất dệt may Việt Nam. Đặc biệt, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9002; ISO/IEC 17025; ISO 17020; Guide 65; ISO 14001, đồng thời nhanh chóng xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật trong ngành dệt may…

Trong đó, các khu công nghiệp đã đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải, giúp doanh nghiệp hoàn thiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình trong quá trình hoạt động sản xuất. Đặc biệt, sự chuyên môn hóa trong hoạt động xử lý chất thải tại các khu công nghiệp cũng đã giúp doanh nghiệp chuyên tâm hơn vào lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Về những quy định kiểm tra chuyên ngành liên quan đến chất admin thơm hay formadehyt… đã được gỡ bỏ. Thời gian thông quan nhờ vậy cũng được rút ngắn đã tạo tác động tích cực cho doanh nghiệp đẩy nhanh khả năng đáp ứng đơn đặt hàng của các đối tác. Kim ngạch xuất khẩu cũng vì thế tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi đạt được, thì trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam được dự báo là đứng trước hai thách thức lớn. Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết đều có rào cản về môi trường, phát triển bền vững, phát triển xanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực cải thiện không chỉ về chất lượng sản phẩm mà cả quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Trường hợp doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết giảm chất thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên… hoàn toàn có nguy cơ bị ngưng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đơn đặt hàng, nhất là với những đơn hàng của các doanh nghiệp may mặc có thương hiệu lớn trên thế giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường liên doanh, liên kết và đầu tư theo chuỗi; áp dụng các thiết bị, máy móc hiện đại; và nâng cao chất lượng lao động nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm mới và nâng cao năng suất nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và vững bước hướng tới “biển lớn hơn”.

Lê Phượng

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo