Có thể thấy, việc đáp ứng đúng các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm sẽ giúp cho các cơ sở, doanh nghiệp phát huy tối đa công năng và đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, qua đó mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm gồm những tiêu chuẩn nào?
Để xây dựng một nhà xưởng sản xuất thực phẩm chất lượng yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế như: ISO 22000, HACCP, BRC, IFS, SQF. Trong đó, ISO 22000 và HACCP là 2 tiêu chuẩn tiêu biểu được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay.
ISO 22000 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận kết hợp cách tiếp cận giữa ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này có thể được bất kỳ tổ chức nào sử dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Tiêu chuẩn HACCP - Hệ thống Phân tích Mối nguy và Điểm Kiểm soát Tới hạn được khuyến cáo nên áp dụng kết hợp với điều kiện sản xuất GMP để nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, vì vậy mọi hoạt động liên quan đến sản xuất và chế biến thực phẩm cần được chú trọng. Khi xây dựng nhà xưởng sản xuất thực phẩm, các chủ doanh nghiệp cần xem xét đến các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới sản phẩm thực phẩm. Không nên đặt cơ sở ở những nơi mà sau khi xem xét các biện pháp bảo vệ vẫn thấy tiềm ẩn mối đe dọa đối với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể, nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần phải bố trí cách xa những khu vực sau:
Cần đảm bảo 5 tiêu chuẩn kỹ thuật dưới đây:
Tiêu chuẩn cấu trúc và lắp ráp bên trong nhà xưởng phải:
Về tiêu chuẩn thiết kế thông gió:
Tiêu chuẩn thiết kế thông gió có 2 phương án là thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. Mục đích của việc thiết kế thông gió này nhằm:
Về phương án chiếu sáng:
Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) để mức độ làm việc của người lao động diễn ra tốt và thuận lợi nhất.
Khu vực bảo quản cần bố trí gần khu vực sản xuất để tiện cho việc vận chuyển nhưng phải đảm bảo là nó nằm ở những khu vực riêng biệt nhau. Khu vực bảo quản cần được phân chia theo mục đích bảo quản: bảo quản nguyên liệu, bảo quản thực phẩm hay bảo quản chất hóa học… và được thiết kế tùy vào đặc thù của từng nhà xưởng.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, thường xuyên kiểm tra và khử trùng khu vực này để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề thu hút rất lớn sự quan tâm của mọi người. Vì vậy, nếu như tuân thủ đúng các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm đã nêu ở trên sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thành phẩm. Từ đó, tạo ra được các sản phẩm chất lượng, giảm thiệt hại sản phẩm hư hỏng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, đối tác cũng như người tiêu dùng.
Trên đây là các tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm mà ISOCERT muốn chia sẻ đến Quý bạn đọc. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn có thể xây dựng được một nhà xưởng đạt chuẩn và chất lượng. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Hãy để ISOCERT đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn.