CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 - CƠ HỘI HAY THÁCH THỨC CHO NGÀNH GIÁO DỤC

Tổng quan

Đặt mình vào bức tranh toàn cầu hóa, giáo dục Việt Nam vừa phải nhập cuộc thay đổi vừa phải biết mình là ai để không rập khuôn vội vã. Làm thế nào để vượt qua làn sóng cách mạng 4.0, nắm bắt cơ hội hay là đón đầu thách thức nâng cao chất lượng? Vậy thì thách thức mà giáo dục nước ta đang gặp phải là gì?

Một  là,  chất  lượng  giáo  dục  và  đào  tạo chưa  đáp  ứng  yêu  cầu  phát  triển,  nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế. 

Chúng ta còn quá tập trung vào việc  tăng  số  lượng,  quy  mô  đào  tạo mà chưa thật sự chú ý đến chất lượng. Chương trình, nội dung và phương pháp dạy học vẫn còn lạc hậu ở tất cả các cấp học. Chúng ta quá chú trọng đến dạy kiến thức mà không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng, tác phong, văn hóa, đạo đức... cho người lao động. Dạy kiến thức thì chủ yếu thiên  về  lý thuyết;  dạy  thực  hành  rất  ít. Mặc dù chúng ta cũng có nhiều nỗ lực để đổi  mới  phương  pháp  dạy  học,  khuyến khích sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, nhưng vì nhiều lý do mà phương pháp truyền thống vẫn chiếm ưu thế, phương pháp mới chưa tạo ra sự chuyển biến. Tất cả những hạn chế đó là chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp. Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động và đạo đức nghề nghiệp, một bộ phận chậm thích nghi với cơ chế thị trường, tính tổ chức và kỷ luật chưa tốt, trình độ vận dụng khoa học, kỹ thuật và công  nghệ  kém.

Hai là, cơ sở  vật  chất  - kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn, lạc hậu. 

Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu thốn. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn chưa phổ cập đồng đều tại các cấp, các trường. Đây  thực  sự  là  một nghịch lý, là “nút thắt” đối với phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. Nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo, thì đầu tư cho đào tạo cũng phải đặc biệt chú trọng, ưu tiên hàng đầu.

Ba là, chất lượng đào tạo không đồng đều.

Sự chênh lệch về chất lượng đào tạo tại các trường ở các địa phương khác nhau luôn khác nhau, đặc biệt khoảng cách giữa thành phố và nông thôn, trường chuyên trường điểm với trường làng, khác biệt lớn nhất tại các khu vực miền núi, con em dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch này đến từ việc quản lý chất lượng, sự quan tâm đầu tư, và sự phát triển kinh tế của các khu vực này. Muốn hội nhập thì chắc chắn phải đẩy mạnh rút ngắn được mọi sự chênh lệch này.

Bốn là, đội ngũ giáo viên vừa yếu vừa thiếu và không đồng bộ. 

Bất cập giữa quy mô phát triển giáo dục với đội ngũ giáo viên, nhất là ở bậc mầm non và bậc đại học dẫn đến hiện tượng vừa thiếu, vừa thừa giáo viên do không có sự đồng bộ về loại hình. Rất nhiều địa phương có tổng biên chế giáo viên đủ, thậm chí thừa, nhưng  lại  thiếu những loại hình giáo viên như ngoại ngữ, âm nhạc, kỹ thuật. Sự chảy máu chất xám, việc không giữ được nhân tài, nhân lực trình độ cao theo nghiệp đào tạo nên số lượng giáo viên, giảng viên chất lượng cao không thể đáp ứng nhu cầu dạy tại mọi cấp học, ngay cả bậc đại học. Nếu muốn nền giáo dục hội nhập quốc tế, cơ chế thay đổi, quản lý thay đổi nhưng đội ngũ giáo viên không thay đổi, thích nghi kịp thì mọi yếu tố trên có lẽ đều vô nghĩa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Năm là, quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước. 

Hạn chế lớn nhất là các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đồng hành với nhau. Các cơ quan hoạch định chiến lược kinh tế và cơ quan hoạch định chiến lược xã hội chưa thực sự cùng nhau đi trên một con đường; một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội. Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Do đó, dẫn đến tình trạng thừa mà thiếu ở nhiều lĩnh vực đào tạo. Một sự đổi mới trong quản lý lúc này, có lẽ là điều cần thiết đột phá cho nền giáo dục Việt Nam.

 

Không thể nói hội nhập quốc tế hay CMCN 4.0 chỉ đem lại thách thức, mà thực chất đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại, tự suy xét các hạn chế, khó khăn, thách thức, từ đó tìm ra các cơ hội thay đổi, điều chỉnh, phát huy trên nền tảng vốn có cùng với sự quan tâm của Nhà nước, tinh thần hiếu học toàn xã hội, và trí óc của người Việt Nam. Chất lượng giáo dục Việt Nam chắc chắn sẽ tiến thêm nhiều bước trong cuộc CMCN lần này!

Thanh Thanh

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo