GAHP là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Animal Husbandry Practice” có nghĩa là thực hành sản xuất chăn nuôi tốt.
Quy trình GAHP được thực hiện bởi Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (viết tắt là Lifsap) được áp dụng với các nông hộ chăn nuôi lợn và gà. Đây là điểm khác biệt đối với quy trình VietGAP được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2008 đối với các đối tượng vật nuôi khác nhau chủ yếu được áp dụng ở quy mô cấp trang trại. bao gồm các thủ tục và quy trình được áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo con vật được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu đặt ra về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm vật nuôi.
Là một mục tiêu của Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (viết tắt là Lifsap), quy trình GAHP đã được áp dụng rộng rãi cho các hộ chăn nuôi trên cả nước. Thông qua việc áp dụng quy trình GAHP, các sản phẩm chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ ở từng khâu sản xuất như chuồng trại, chất lượng con giống, thức ăn công nghiệp, nước uống, thú y, chăm sóc, nuôi dưỡng, ghi chép, xuất bán sản phẩm… Nhờ đó không những cộng đồng được cung cấp sử dụng nguồn thịt các sản phẩm chăn nuôi “an toàn”, mà các hộ chăn nuôi cũng nâng cao được hiệu quả kinh tế cho gia đình.
USDA là từ viết tắt của United States Department of Agriculture ( Bộ nông nghiệp Mỹ), một cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển và thực thi những chính sách được chính phủ Mỹ thông qua liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời, cơ quan này còn cấp giấy phép (Chứng nhận USDA) cho các mặt hàng nông nghiệp về tiêu chuẩn hữu cơ, và chỉ có những sản phẩm nào đạt trên 95% thành phần hữu cơ mới được cấp phép.
Nông nghiệp hữu cơ sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp bằng các phương pháp bảo vệ môi trường và hầu như không dùng các nguyên vật liệu nhân tạo như thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh. Người nông dân nuôi trồng hữu cơ, trang trại sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và quy trình chế biến thực phẩm hữu cơ phải theo các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm hữu cơ và chất xơ. Các tiêu chuẩn này sẽ bao quát toàn bộ quy trình sản xuất và sản phẩm từ lúc ở nông trại đến bữa ăn của người tiêu dùng, gồm chất lượng đất trồng, nước tưới, kiểm soát sâu bệnh, tập quán chăn nuôi, và các quy tắc về phụ gia thực phẩm.
Chăn nuôi hữu cơ: Con dấu USDA đại diện cho sức khỏe và phúc lợi của các loài động vật. Những loại động vật được USDA chứng nhận không sử dụng thức ăn tăng trưởng, không kháng sinh, sử dụng thức ăn hữu cơ 100% và cho động vật hoạt động ngoài trời.
Tìm hiểu thêm về chứng nhận Nông nghiệp hữu cơ (Organic) của USDA >
Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP: Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi; nhằm đảm bảo loại động vật được nuôi dưỡng, để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Quy trình thực hành chăn nuôi tốt đối với heo, gà (GAHP) do Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) xây dựng và áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam đang có nhiều tác động tích cực đến sản xuất chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAHP được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người lao động – phúc lợi xã hội và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Khi người chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAHP vào sản xuất chăn nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, lâu dài và bền vững cho người chăn nuôi, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm,nhất là lợi ích đối với người tiêu dùng vì được sử dụng những sản phẩm có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và có thể truy xuất nguồn gốc, đó chính là mục tiêu và lợi ích lớn nhất mà VietGAHP mang lại
Phạm vi chứng nhận của VietGAHP:
TCVN 9593:2013 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này thiết lập một hệ thống an toàn đối với thức ăn dành cho động vật cung cấp thực phẩm, hệ thống này bao trùm toàn bộ chuỗi thực phẩm, có tính đến các khía cạnh sức khỏe vật nuôi và môi trường để giảm thiểu các nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bổ sung cho các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm đã được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex thiết lập 1) có tính đến các khía cạnh đặc biệt về thức ăn chăn nuôi.
https://vanbanphapluat.co/tcvn-9592-2013-quy-pham-thuc-hanh-chan-nuoi-tot
http://tieuchuan.mard.gov.vn/Home.aspx?lv=2
Danh mục các TCVN về Chăn nuôi gia súc và gia cầm do Bộ NN&PTNT ban hành
http://tieuchuan.mard.gov.vn/Home.aspx?lv=2