Chứng nhận hữu cơ thủy sản

Chứng nhận hữu cơ thủy sản

Dịch vụ Chứng nhận Hữu cơ thủy sản - Cấp giấy chứng nhận hữu cơ


 100% đáp ứng các yêu cầu về quy định nhà nước và các bên liên quan
 Cung cấp dịch vụ TOÀN QUỐC, có chi nhánh 3 miền: Bắc - Trung - Nam
 Cấp chứng nhận trực tiếp, KHÔNG qua trung gian
 Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý, hỗ trợ 24/7

Tổng quan

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ là một phương thức sản xuất bền vững, tập trung vào việc nuôi trồng các loại thủy sản theo các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt. Phương pháp này không sử dụng hóa chất tổng hợp, kháng sinh hay thức ăn biến đổi gen, mà áp dụng các biện pháp tự nhiên để duy trì và cải thiện chất lượng nước, môi trường sống và sức khỏe của thủy sản. Nuôi trồng thủy sản hữu cơ không chỉ đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì sự cân bằng sinh học và phát triển bền vững.

Thủy sản hữu cơ là gì?

Thủy sản hữu cơ là các loài cá, tôm và sinh vật thủy sinh khác được nuôi trồng theo các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt, không sử dụng hóa chất tổng hợp, kháng sinh và thức ăn biến đổi gen, đảm bảo phúc lợi động vật và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Thủy sản theo phương pháp hữu cơ chú trọng đến việc duy trì và bảo vệ hệ sinh thái, bao gồm việc quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.


Chứng nhận hữu cơ thủy sản

Chứng nhận hữu cơ thủy sản là văn bản xác nhận tổ chức/doanh nghiệp (hộ kinh doanh hoặc hợp tác xã) có quy trình nuôi trồng, sản xuất, chế biến đạt các tiêu chí và quy định theo TCVN của Bộ Khoa học & Công nghệ ban hành. Hiện tại với sản phẩm hữu cơ thủy sản mới có Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-8:2018 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ 

Giấy chứng nhận hữu cơ thủy sản phải do một tổ chức uy tín được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 109/2018/NĐ-CP. Tổ chức này sẽ đánh giá và cấp chứng nhận hữu cơ thủy sản cho những tổ chức/doanh nghiệp đạt đủ điều kiện sau đánh giá.

Giấy chứng nhận hữu cơ là sự đảm bảo chính thức cho khách hàng và người tiêu dùng rằng sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp được nuôi và xử lý theo các nguyên tắc hữu cơ, không sử dụng hóa chất tổng hợp hay các phương pháp nuôi trồng có hại cho thủy sản và môi trường. 


Tại sao cần chứng nhận tiêu chuẩn Hữu cơ thủy sản?

Chứng nhận Hữu cơ thủy sản đang trở thành xu thế trên thế giới và tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ cũng ngày càng được ưa chuộng và tin dùng khi một bộ phần người tiêu dùng ngày càng đông muốn sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe.

- An toàn cho sức khỏe: Ngay cả với các tiêu chuẩn như VietGAP cũng chỉ hạn chế sử dụng chứ không hoàn toàn loại bỏ được hóa chất. Việc áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ đảm bảo sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh hay các thành phần biến đổi gen (GMO).

- Nâng cao giá trị sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh: Sản phẩm hữu cơ thường có giá trị cao hơn và được ưa chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế. Chứng nhận hữu cơ giúp nông dân và nhà sản xuất tiếp cận các thị trường khó tính, tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Tăng niềm tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất thực phẩm. Chứng nhận hữu cơ cung cấp sự đảm bảo về chất lượng và an toàn.

- Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn quốc tế: Chứng nhận hữu cơ đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và mở rộng thị trường.

- Bảo vệ môi trường: Quy trình nuôi trồng hữu cơ sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường, giảm lượng chất độc hại và khí thải, bảo vệ nguồn nước và đất đai.

- Hỗ trợ phát triển bền vững: Chứng nhận hữu cơ khuyến khích các phương pháp nuôi trồng bền vững, giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cân bằng hệ sinh thái.

- Thuận lợi cho cơ quan quản lý: Theo dõi và giám sát nuôi trồng an toàn, đảm bảo rằng các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về sản xuất và kinh doanh hiệu quả và khoa học hơn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Hỗ trợ cộng đồng nông thôn: Nông dân tham gia nuôi trồng thủy sản hữu cơ thường nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế cộng đồng nông thôn.


Lợi ích khi đạt chứng nhận Hữu cơ thủy sản?

  • Là bằng chứng chứng minh với người tiêu dùng/ đối tác về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Đảm bảo các mặt hàng nuôi trồng được sản xuất ổn định, đáp ứng được các tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt theo hướng hữu cơ
  • Tăng sức tiêu thụ cho sản phẩm do tạo được niềm tin tới cho khách hàng
  • Giá thành sản phẩm cao hơn so với các sản phẩm thông thường khác
  • Giúp phá vỡ các rào cản kỹ thuật khi muốn thâm nhập vào các thị trường tiềm năng (chuỗi cửa hàng, siêu thị)
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường do đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe từ khách hàng
  • Được xem xét miễn/ giảm các cuộc kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chứng nhận chất lượng
  • Đáp ứng yêu cầu hồ sơ và lợi thế khi đăng kí cấp chứng nhận OCOP và các giải thưởng khác

Tiêu chuẩn Hữu cơ thủy sản thực hiện theo TCVN 11041-8:2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Nông nghiệp hữu cơ - Phần 8: Tôm hữu cơ

Quy trình đăng ký cấp chứng nhận Hữu cơ thủy sản?

Để đạt được chứng nhận Hữu cơ thủy sản, doanh nghiệp cần chuẩn bị và làm theo các bước như sau:

Bước 1: Khảo sát đánh giá ban đầu

Khảo sát đánh giá hiện trạng khu vực và thói quen nuôi trồng, cách sử dụng nguồn nước, khu vực nuôi và các loại thuốc, thức ăn, hóa chất...

Đánh giá ban đầu sẽ xác định doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chí theo tiêu chuẩn hữu cơ thủy sản hay chưa để có thể xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp áp dụng hữu cơ thành công.

Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn -  Hướng dẫn xây dựng và triển khai hệ thống theo Hữu cơ thủy sản

Doanh nghiệp cần đào tạo tiêu chuẩn Hữu cơ thủy sản cho toàn bộ nhân sự.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép chuẩn hóa quy trình.

Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.

Bước 3: Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện, tự đánh giá người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, biểu mẫu.

Hệ thống quản lý có phù hợp với doanh nghiệp hay không để sửa đổi hoàn thiện hệ thống.

Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận Hữu cơ thủy sản

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Hưu cơ thủy sản. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận Hữu cơ.

Đoàn chuyên gia từ tổ chức chứng nhận (bên thứ 3) đánh giá thực tế để xem xét cấp chứng chỉ Hữu cơ. Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ Hữu cơ theo TCVN 11041-3:2017 hoặc TCVN liên quan.

Video hướng dẫn Quy trình cấp chứng nhận 8 bước tại ISOCERT


Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận Hữu cơ

Hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận Hữu cơ thủy sản gồm có:

  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh + Danh sách thành viên liên kết (nếu có)
  • Bản đồ (hoặc sơ đồ) giải thửa và phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
  • Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục X Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT);
  • Thuyết minh quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp;
  • Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế nông sản an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế nông sản an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).

Thủ tục cấp giấy chứng nhận Hữu cơ được đánh giá bởi các chuyên gia:

  1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong Hữu cơ của từng loại sản phẩm.
  2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại Hữu cơ.
  3. Đối với cơ sở có nhiều thành viên:
  • Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
  • Đánh giá tài liệu lưu trữ.

Tại sao nên làm việc với ISOCERT?

✔️  Tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế ISOCERT là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận sản phẩm được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định. 

✔️  ISOCERT đã đăng ký hoạt động chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Hữu cơ thủy sản) theo TCVN 11041-8:2018

✔️  Vì vậy tổ chức chứng nhận và giám định Quốc tế ISOCERT có đủ cơ sở pháp lý cũng như đủ năng lực tham gia hoạt động đánh giá và chứng nhận Hữu cơ cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm về ISOCERT >


Chúng tôi ở đây để giúp bạn!

Bạn có câu hỏi, nhận xét hoặc ý tưởng nào muốn chia sẻ? Gửi cho chúng tôi một ghi chú nhỏ bên dưới - chúng tôi muốn nghe ý kiến của bạn và sẽ luôn trả lời!

Vui lòng liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0976389199  hoặc tổng đài: 1900 636 538 

Email: contacts@isocert.org.vn >

YÊU CẦU BÁO GIÁ >

 

 

Quy trình cung cấp dịch vụ

Quy trình chứng nhận vietgap

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

FAQ câu hỏi thường gặp

Hiện tại, Hữu cơ chưa bắt buộc áp dụng nhưng đang được Chính phủ, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn triển khai nhiều biện pháp khuyến khích nhằm đẩy nhanh tốc độ áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy, có chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp/tổ chức được xem xét miễn giảm các cuộc kiểm tra. Các doanh nghiệp áp dụng Hữu cơ còn được Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hữu cơ, chi phí đào tạo tập huấn, chi phí chứng nhận lần đầu...
Bạn là Doanh nghiệp/Chủ cơ sở cần thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận Hữu cơ (như ISOCERT) để được đoàn chuyên gia đánh giá thực tế và xem xét cấp chứng chỉ Hữu cơ. Bạn nên cân nhắc khi lựa chọn tổ chức chứng nhận vì có thể sẽ phải chịu nhiều rủi ro, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí vì chưa nắm rõ các yêu cầu về hồ sơ và các bước tiến hành. Doanh nghiệp nên tìm một tổ chức chứng nhận uy tín để hỗ trợ (ISOCERT) để được nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo hơn.
Nhà nước khuyến khích áp dụng Hữu cơ với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ con người và môi trường, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn cho xã hội. Chính sách khuyến khích áp dụng Hữu cơ cho sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm trồng trọt nói riêng được quy định tại Nghị định 109/2018/NĐ-CP. Theo đó, Nhà nước sẽ ưu tiên cho các tổ chức/doanh nghiệp hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ; hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; hỗ trợ gắn Nhãn xanh Việt Nam, hỗ trợ cơ sở thân thiện với môi trường...
Đây là câu hỏi mà khá nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn. Hiện Việt Nam có hơn 90 tổ chức đã đăng ký hoạt động chứng nhận theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ. Dấu hiệu nhận biết tổ chức chứng nhận uy tín: - Tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận theo lĩnh vực đăng ký hoạt động chứng nhận. - Tổ chức chứng nhận được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động (Ví dụ ISOCERT được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấp chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận).

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia zalo Zalo