ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm, có tên đầy đủ là Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm (ISO 22000 Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain).
Vào ngày 19/06/2018, ISO 22000:2018 được ban hành và chính thức thay thế cho ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này được các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng rộng rãi nhằm phòng ngừa các rủi ro về ATTP cho tổ chức của mình.
Một đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, đảm bảo cung cấp các thực phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng. Vậy chứng nhận ISO 22000 là gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo trong bài viết của chúng tôi.
>>> Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn ISO 22000
Chứng nhận ISO 22000 là việc một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3 – như ISOCERT) đánh giá và chứng nhận một tổ chức hay doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.
Nếu doanh nghiệp đó áp dụng thành công Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp theo các yêu cầu mà ISO 22000 đưa ra thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000 (chứng chỉ ISO 22000) cho doanh nghiệp.
Việc đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 thực sự không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản, doanh nghiệp cần đáp ứng được 3 điều kiện sau đây:
Điều kiện thứ nhất: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Doanh nghiệp thực phẩm cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Ở điều kiện này sẽ bao gồm một số công việc quan trọng như:
Điều kiện thứ hai: Đăng ký và đánh giá chứng nhận ISO 22000
Để việc áp dụng và chứng nhận ISO 22000 hiệu quả và thành công thì doanh nghiệp cần đăng ký và đánh giá chứng nhận ở một tổ chức chứng nhận uy tín và có đủ điều kiện chứng nhận ISO 22000.
Sau khi hoàn thành xong thủ tục đăng ký, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018.
Điều kiện thứ ba: Duy trì hệ thống và hiệu lực của chứng nhận ISO 22000
Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo yêu cầu của ISO 22000 và hiệu lực của Giấy chứng nhận. Đồng thời, doanh nghiệp cần thường xuyên cải tiến và duy trì việc áp dụng hệ thống.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm vẫn trở nên rất phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn này đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý chất lượng, vì vậy việc lựa chọn chứng nhận ISO 22000 được xem là quyết định đúng đắn - giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể khi đạt được chứng nhận này:
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là loại giấy tờ bắt buộc các doanh nghiệp thực phẩm phải có nếu muốn thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Giấy chứng nhận này được cấp bởi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Công thương.
Vậy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không?
Hiện nay, theo quy định tại Khoản k, Điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định:
“k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”
Theo đó, doanh nghiệp đã có chứng nhận ISO 22000 còn hiệu lực sẽ được miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Vì vậy, có thể thấy, chứng nhận ISO 22000 là một giải pháp hữu hiệu, tiện lợi cả đôi đường khi vừa đảm bảo được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình vừa giảm bớt được những thủ tục rắc rối, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm một tổ chức chứng nhận ISO 22000 uy tín thì Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISOCERT là một gợi ý dành cho bạn. Vậy tại sao nên chọn dịch vụ cấp giấy chứng nhận ISO 22000 của ISOCERT? Sau đây là những lý do mà bạn không thể bỏ qua:
Ngày 15/09/2020, ISOCERT được BoA công nhận là tổ chức có năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMS) phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/TS 22003:2013 cho tất cả các lĩnh vực và được cấp số VICAS 067 - FSMS.
Hiện nay, tại Việt Nam, ISOCERT là một trong hai tổ chức được công nhận đầy đủ các lĩnh vực chứng nhận đối với Hệ thống An toàn thực phẩm (FSMS) được Văn phòng công nhận chất lượng (BOA) công nhận.
Bên cạnh đó, giấy chứng nhận ISO 22000 do ISOCERT cấp có dấu của Tổ chức công nhận quốc tế BoA và Diễn đàn công nhận quốc tế IAF. Vì vậy, giấy chứng nhận do ISOCERT cấp sẽ được thừa nhận và công nhận toàn cầu.
Dấu BoA: thể hiện rằng ISOCERT được công nhận bởi Tổ chức công nhận quốc tế BoA (BoA là tổ chức công nhận năng lực của các tổ chức chứng nhận, giám định, thử nghiệm…vv)
Dấu IAF: thể hiện rằng ISOCERT được công nhận bởi diễn đàn công nhận quốc tế - tập hợp của các Tổ chức Công nhận hàng đầu thế giới.
ISOCERT với đội ngũ chuyên gia đánh giá đông đảo, giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và đặc biệt luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp hướng đến lợi ích khách hàng.
ISOCERT luôn muốn mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Với hệ thống trải dài từ Bắc vào Nam, ISOCERT cung cấp dịch vụ đánh giá, chứng nhận cho khách hàng ở bất kể mọi nơi, không chỉ mang đến sự thuận lợi mà còn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, ISOCERT còn đưa ra các kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp cải tiến hệ thống, đáp ứng các yêu cầu luật định và chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm, từ đó đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Bên cạnh chất lượng dịch vụ tốt nhất, ISOCERT còn cam kết:
Với những lí do này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng và yên tâm khi lựa chọn dịch vụ chứng nhận ISO 22000:2018 của ISOCERT.
Trên đây là những thông tin quan trọng giải đáp cho thắc mắc chứng nhận ISO 22000 là gì? Hy vọng sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại chứng nhận này, điều kiện để đạt được giấy chứng nhận ISO 22000 cũng như chọn được tổ chức chứng nhận uy tín. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu chứng nhận ISO 22000, Quý khách hàng vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ chi tiết nhất!
Khi bạn hài lòng rằng doanh nghiệp của bạn đang làm việc theo các hướng dẫn của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, đã đến lúc bạn nên gọi đến Tổ chức chứng nhận. Việc đánh giá có thể được thực hiện bởi một số Tổ chức chứng nhận khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được Công nhận năng lực đánh giá chứng nhận ISO 22000.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
Email: contacts@isocert.org.vn >