Đo lường năng suất tại doanh nghiệp

Đo lường năng suất tại doanh nghiệp

Lợi ích

Việc đo lường năng suất sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.

 

Tổng quan

Năng suất là thước đo hiệu quả của một hoạt động vì vậy nó có ý nghĩa then chốt để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

Về mặt toán học, năng suất được tính như sau:

Năng suất = Đầu ra/ Đầu ra

 

Trong đó:

- Đầu ra là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật như số lượng tấm thép, m3 gỗ, số tấn,.... hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền. Để có thể thống nhất trong việc tính toán, khi đo năng suất thường sử dụng giá trị bằng tiền để tính đầu ra: ví dụ như tổng giá trị sản lượng, tổng đầu ra, giá trị gia tăng.

- Đầu vào là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Các yếu tố đầu vào gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng.... Thông thường đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động hoặc số giờ công lao động. Trong khi đầu vào về vốn, nguyên vật liệu, năng lượng được tính theo giá trị bằng tiền.

 

Hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá năng suất

 

Để đánh giá năng suất của các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống các tỷ số hay còn được gọi là chỉ tiêu năng suất. Việc sử dụng chỉ tiêu năng suất nào là phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá và khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết. Mục đích của việc tính toán các chỉ tiêu năng suất nhằm phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các tiêu chuẩn ngành nhằm đặt ra mục tiêu và khắc phục những khu vực có vấn đề.

 

Ở cấp độ doanh nghiệp, có rất nhiều các chỉ tiêu có thể sử dụng, trong đó chia ra 2 loại chỉ tiêu sau:

a) Các chỉ tiêu định tính: Đây là việc xem xét đến định hướng chiến lược, phương thức quản lý và văn hoá doanh nghiệp. Những yếu tố này là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Các yếu tố xem xét bao gồm:

- Yếu tố lãnh đạo: xem xét đến mục đích, mục tiêu và chiến lược quản lý;

- Yếu tố quản lý: cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, chính sách đối với lao động;

- Yếu tố phát triển sản phẩm, công nghệ;

- Yếu tố sản phẩm, chiến lược thị trường: chất lượng sản phẩm, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường;

- Yếu tố tài chính: chính sách tài chính, các chỉ tiêu tài chính;

- Các yếu tố khác như các mối quan hệ hợp tác, các mối quan hệ giữa quản lý và người lao động.

b) Các chỉ tiêu định lượng: Tuỳ theo mục đích phân tích có thể tập hợp các chỉ tiêu cụ thể theo nhóm khác nhau. Nhìn chung hệ thống các chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm:

- Nhóm chỉ tiêu năng suất lao động: cho thấy khả năng sản xuất sản phẩm hay dịch vụ  ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Yếu tố lao động luôn được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Các chỉ tiêu thường sử dụng là: giá trị gia tăng trên chi phí lao động, năng suất lao động (giá trị gia tăng/ số lượng lao động), tổng đầu ra tính theo đầu người, chi phí lao động trên một lao động ...

- Nhóm chỉ tiêu năng suất vốn: phản ánh mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, cho thấy được khi đầu tư một đồng vốn như vậy sẽ đem lại bao nhiêu giá trị. Điều này sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc quản lý cho quá trình sản xuất hoạt động ổn định mà đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn tìm tòi để có thể đầu tư cho thị trường nào, sản phẩm nào có hiệu quả nhất. Các chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất vốn (giá trị gia tăng/ tổng lượng vốn), Tỷ lệ quay vòng vốn (tổng đầu ra/ tài sản cố định)...

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi: Nhóm chỉ tiêu này gồm 2 dạng chỉ tiêu chính:

• Hiệu quả quá trình: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp như lao động, nhà xưởng, máy móc và vốn để tạo ra giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ như phân công bố trí lao động hợp lý, bố trí sản xuất phù hợp, kiểm soát chặt chẽ các quá trình đảm bảo chất

lượng và giảm lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu. Chỉ tiêu thường sử dụng: Giá trị gia tăng/ Chi phí nội lực ...

• Khả năng sinh lợi: phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường sử dụng: Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (Lợi nhuận/ tổng vốn đầu tư), Khả năng sinh lợi (Lợi nhuận/Tổng đầu ra) ...

• Nhóm chỉ tiêu năng suất tổng hợp: Phản ánh năng suất tổng thể của doanh nghiệp. Nó cho thấy cái nhìn tổng thể về việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào hay không để có thể tạo ra một lượng giá trị đầu ra cao. Chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất chung (tổng đầu ra/ tổng đầu vào, Năng suất yếu tố tổng hợp - TFP).

 

Lợi ích

Việc đo lường năng suất sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.

 

Áp dụng

Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu

Chuẩn bị các bảng báo cáo tài chính của công ty như: bảng tổng kết tài sản, bảng thông báo lỗ lãi, bảng kết toán sản xuất để làm các dữ liệu đầu vào cho việc phân tích. Các dữ liệu đầu vào cho các chỉ tiêu năng suất được lựa chọn.

Bước 2: Tính toán

Dựa vào các dữ liệu trên đây, tính các số liệu trung gian: tổng đầu ra, nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng, tổng đầu vào, tổng chi phí sản xuất và các số liệu có liên quan khác. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng để phân tích, tính toán các tỷ số năng suất liên quan.

Bước 3: Phân tích

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình đánh giá năng suất doanh nghiệp. Việc phân tích năng suất sẽ bộc lộ những mức thay đổi, những xu hướng tăng, giảm, phát triển hoặc suy thoái, mức độ doanh nghiệp đạt được so với tiêu chuẩn ngành hoặc so sánh với công ty khác. Khi phân tích có thể dựa trên ý nghĩa, mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu để thấy được xu hướng, hoặc xem xét mối liên hệ giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác để có thể nhìn nhận được thực sự vấn đề đã tác động đến sự tăng giảm của năng suất.

Bước 4: Cải tiến và duy trì

Sử dụng các kết quả phân tích để bộc lộ các vấn đề cần cải tiến, từ đó lập kế hoạch và tập trung các nguồn lực vào việc cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo