Doanh nghiệp ngành thủy sản và các yêu cầu pháp lý

Tổng quan

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Ngành thủy sản Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, được xác định là một trong năm ngành kinh tế biển then chốt trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2025. Do đó có nhiều các yêu cầu pháp lý mà mỗi doanh nghiệp nên biết trước khi bước vào thị trường trong nước cũng như nước ngoài.


Pháp lý đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình hình thành và hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào và ngành thủy sản cũng không ngoại lệ . Một doanh nghiệp ngay từ khi khởi nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro hiện hữu ngay từ khi bắt đầu hoạt động, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai nếu không có nền tảng pháp lý vững chắc.


Hiểu được tầm quan trọng đó, ISOCERT mở ra chuyên mục chia sẻ với nội dung “Các yêu cầu pháp lý ngành thủy sản ” nhằm cung cấp kiến thức pháp luật cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong khuôn khổ của chuyên mục, các chuyên gia của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến về các vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể gặp phải, bao gồm:


– Trước thành lập doanh nghiệp: Phát triển ý tưởng thành mô hình kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ, quản trị nguồn nhân lực Startup như các thỏa thuận nên có giữa các đồng sáng lập để quản trị rủi ro, hạn chế mâu thuẫn nội bộ.
– Thành lập doanh nghiệp: Các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp, các thủ tục khác có liên quan cần thực hiện để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động.
 – Sau thành lập doanh nghiệp: Kênh tiếp cận các nguồn vốn, các nội dung cần chuẩn bị trước khi đàm phán với nhà đầu tư, cơ cấu vốn góp/cổ phần và quyền kiểm soát, rà soát, quản trị rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện luật lao động và bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp hợp đồng.


Đối với ngành thủy sản Việt Nam các doanh nghiệp luôn chấp hành Luật 18/2017/QH1- Luật thủy sản, Nghị định 26/2019/NĐ-CP- hướng dẫn Luật Thủy sản, Quy phạm thực hành đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản - TCVN 7265:2015. Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành Thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Thủy sản. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.


Với mong muốn đóng góp, ISOCERT chúng tôi hi vọng được hợp tác với các doanh nghiệp trên con đường phát triển của mình có thể “Vững pháp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm – Chắc thành công”!
 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo