Đối Tượng Nào Bắt Buộc Phải Áp Dụng ISO 14001?

Tổng quan

1. Điều kiện pháp lý yêu cầu bắt buộc phải áp dụng ISO 14001

Tại nhiều quốc gia, các tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp như sản xuất, khai thác tài nguyên, xử lý chất thải hoặc vận chuyển hàng hóa có thể bị yêu cầu bắt buộc tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 theo yêu cầu của pháp luật. Chẳng hạn, tại Liên minh Châu Âu, các quy định về môi trường và phát triển bền vững đã được tích hợp vào hệ thống quy định pháp lý của các nước thành viên. Để đáp ứng những yêu cầu này, các tổ chức cần phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Hay như tại Mỹ, Cục quản lý Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng yêu cầu các nhà sản xuất hoặc công ty có khả năng gây ô nhiễm môi trường phải thực thiệu các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn này được yêu cầu áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất sản phẩm đến quản lý môi trường và quản lý năng lượng.

Tương tự, ở Châu Á nhiều quốc gia cũng áp dụng quy định pháp lý về môi trường. Cụ thể tại Nhật Bản, chính phủ đã áp dụng chính sách quản lý môi trường chặt chẽ và yêu cầu các tổ chức  phải xây dựng các hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 để đảm bảo phát triển bền vững.

Tóm lại, các tổ chức có thể bị yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 theo yêu cầu pháp lý của các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà họ hoạt động, Điều này nhấn mạnh rằng, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 không chỉ là yêu cầu tự nguyện mà còn là một nhu cầu bắt buộc để bảo vệ môi trường và đáp ứng các quy định pháp lý của các quốc gia.

2. Khách hàng yêu cầu tổ chức bắt buộc phải áp dụng ISO 14001

Khách hàng cũng có thể yêu cầu các tổ chức, nhà cung cấp hoặc đối tác của họ bắt buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc có hệ thống quản lý môi trường tương đương để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng được sản xuất và cung cấp trong một môi trường an toàn và lành mạnh.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, các nhà bán lẻ và khách hàng cuối cùng đang ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như độ an toàn và khả năng bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Việc cài đặt các hệ thống quản lý môi trường và đạt được chứng nhận ISO 14001 sẽ giúp các tổ chức chứng minh rằng họ đang thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trường và cam kết với các giá trị phát triển bền vững.

Đối với các doanh nghiệp dịch vụ, các khách hàng có thể yêu cầu các tổ chức cung cấp dịch vụ của họ có các hệ thống quản lý môi trường phù hợp để đảm bảo rằng hoạt động của họ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Ngoài ra, các tổ chức cũng có thể tìm kiếm chứng nhận ISO 14001 để cải thiện uy tín của mình trong mắt khách hàng, đối tác và giúp họ tăng cường lợi thế cạnh tranh trong ngành của mình.

Tóm lại, yêu cầu từ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng khác quyết định tới việc áp dụng ISO 14001 có bắt buộc hay không. Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường phù hợp và đạt chứng nhận ISO 14001 có thể giúp tổ chức đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

3. Danh sách tổ chức bắt buộc phải áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam

Theo Luật môi trường mới nhất 2022 quy định các nhóm ngành bắt buộc phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, bao gồm các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Nhóm I

- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
- Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
- Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
- Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
- Thuộc da;
- Lọc hóa dầu;
- Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;

Nhóm II

- Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Sản xuất clinker;

Nhóm III

- Chế biến mủ cao su;
- Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
- Chế biến mía đường;
- Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

Thời gian hoàn tất hệ thống quản lý môi trường đối với các đối tượng quy định Nhà nước:
- Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày dự án đi vào vận hành

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo