GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - CẦN LỜI GIẢI BÀI TOÁN THÁCH THỨC

Tổng quan

Song hành với quá trình phát triển, đi lên của đất nước, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, xác định rõ "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu", bởi không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho GD&ĐT - lĩnh vực, nền tảng góp phần hình thành, tạo nên nhân cách chuẩn mực cho mỗi công dân, đào tạo nên những người lao động có trình độ, năng động, sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, số hóa, nhất là xu thế phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng đến nhiều mặt, lĩnh vực đời sống xã hội, và không ngoại trừ GD&ĐT. Đặc biệt phải kể đến giáo dục đại học - cái nôi cung cấp chất lượng cho nền sản xuất của xã hội.Trong hội nghị ngày 12/12/2020 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn đã chỉ rõ năm vấn đề trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2021-2025, từ đó cũng đặt ra các cơ hội và thách thức với giáo dục đại học trong giai đoạn 4.0.

Đầu tiên, phải nhắc đến Bài toán “Quốc tế hóa”

Trong thế giới ngày càng phẳng thì hội nhập quốc tế là con đường tất yếu phải đi qua mà khó khăn là điều đương nhiên giáo dục đại học phải đối mặt. Làm sao để bắt kịp xu thế của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Làm thế nào để nâng cao công tác giảng dạy, cơ sở vật chất, các điều kiện giáo dục để đào tạo nguồn lực kịp thời, chất lượng cao phù hợp nhu cầu phát triển không ngừng? Hội nhập quốc tế đặt ra các vấn đề về chất lượng đào tạo, cạnh tranh gắn liền với hợp tác; hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình có tính quốc tế đồng thời phải có sự hợp tác mạnh mẽ trong cộng đồng. Trong khi đó, chương trình đào tạo còn nhiều phần chưa hợp lý; so sánh với quốc tế, khu vực thì còn tồn đọng hạn chế nhất định; cơ sở vật chất, phương pháp phục vụ cho nghiên cứu còn có phần lạc hậu, cần sự ủng hộ lớn của bạn bè, quốc tế và sự quan tâm của Nhà nước. Và để hội nhập quốc tế tốt, cần chú trọng 5 yếu tố: quản trị đại học, chất lượng đào tạo, nguồn lực, văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh.

Thứ hai, giải bài toán “Số hóa”

Trong thời điểm đại dịch covid, các trường học đóng cửa, hàng triệu sinh viên bị gián đoạn việc học, những tình huống chưa từng có trong quá khứ tạo ra đòn bẩy trong chuyển đổi số trong giáo dục. Nhờ các công cụ truyền thông, kỹ thuật số và nền tảng học tập, nhiều trường đại học đã có thể cho sinh viên học tập từ nhà. Chuyển đổi số sẽ theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Chuyển đổi số tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT chưa thực sự đồng bộ nên công tác giảng dạy trực tuyến còn gặp bất cập ngay cả ở phía sinh viên và bản thân giảng viên, nhà trường. Hơn nữa nguồn dữ liệu thông tin học liệu đa chiều nhiễu loạn gây khó khăn cho việc tiếp cận. Một trong những thách thức đặt ra là nếu các trường chuyển đổi sang mô hình trường học thông minh thì hàng loạt các yếu tố sẽ phải thay đổi liên quan tới các thiết bị phần cứng, phần mềm, công nghệ, phòng học thông minh đi cùng với hoạt động sư phạm thông minh, quản lý người học, giáo viên thông minh và chương trình giảng dạy thông minh. Do vậy nhà trường cần nhiều kinh phí hơn để đầu tư cho hệ thống trang thiết bị số. Đồng nghĩa với việc người học chắc chắn phải trả chi phí đào tạo ngày một gia tăng trong khi chất lượng đào tạo thì chưa chắc chắn hoàn toàn.

Thứ ba, giải bài toán “Công dân toàn cầu”

Câu chuyện về đầu ra của các trường đại học với các tân kỹ sư, tân cử nhân với rất nhiều bằng cấp nhưng liệu rằng có đáp ứng được với thị trường toàn cầu? Trong khi hội nhập mở cửa, các hiệp định thương mại được ký kết, mạng lưới liên kết giáo dục ở khu vực, quốc tế rộng mở, nhưng chương trình giáo dục, năng lực đào tạo chưa bắt kịp, chưa thay đổi đồng bộ để hướng đến sinh viên tốt nghiệp có thể tiếp cận và thích nghi nhanh hơn với môi trường toàn cầu. Tình trạng học thuật, chủ nghĩa lý thuyết sách vở, khoa học lạc hậu, yếu kém kỹ năng, đặc biệt là ngoại ngữ đang là những rào cản mà các trường học cần vượt qua trong công cuộc đào tạo ra các công dân toàn cầu.

Cuối cùng, bài toán không cũ cũng không mới “ Số lượng hay chất lượng”

Đến năm 2020, cả nước có đến 460 trường Đại học, Cao đẳng, bao gồm 224 trường Đại học và 236 trường Cao đẳng, 70% các trường trong số đó là công lập. Đại học tăng về số lượng nhưng lại không tỉ lệ thuận về chất lượng. Không phủ nhận sự tư nhân hóa khi xuất hiện các trường đại học tư nhân, đầu tư nâng cấp hơn về cơ sở vật chất, trọng tâm đào tạo ứng dụng nhưng lại đòi hỏi người học mức chi phí quá cao. Trao quyền tự chủ cho các trường đại học là xu thế tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh đầu vào, chất lượng đầu ra nhưng lại bất cập trong công tác quản lý kiểm định chất lượng. 

Đầu ra không đáp ứng được nhu cầu của xã hội có lẽ là câu chuyện được nhắc đến nhiều khi hàng năm số lượng sinh viên tốt nghiệp lên đến hàng trăm nghìn người đủ các loại bằng cấp nhưng số lượng thất nghiệp cũng không ngừng tăng, số lượng các công trình nghiên cứu, luận văn gấp rất nhiều lần số đó nhưng lại không có tính thực tiễn, chưa ứng dụng được vào thực tế. Điều này liên quan bao gồm cả công tác tuyển sinh, lộ trình, định hướng phát triển, trách nhiệm đào tạo, khả năng quản trị, năng lực đào tạo, cơ sở vật chất của các trường học. Lựa chọn số lượng hay chất lượng, là trách nhiệm xã hội mà ngành giáo dục đại học bắt buộc phải lựa chọn cân bằng hài hòa cả hai.

 

Các cơ sở GDĐH cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, coi công tác đánh giá và kiểm định là các hoạt động thường xuyên nhằm liên tục cải tiến chất lượng, mang lại niềm tin và lợi ích cho người học và cả xã hội. Vậy làm thế nào để chứng minh rằng đầu ra của một trường đại học nhất định phù hợp với nhu cầu thị trường? Tại Việt Nam, các trường đại học, cao đẳng được kiểm định chất lượng giáo dục bởi các tổ chức chức đánh giá ngoài. Các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục phối hợp với các tổ chức kiểm định chất lượng của ASEAN (ASEAN-QA và AQAN), APQN, INQAHEE và các tổ chức để tổ chức đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và các chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của tổ chức quốc tế. Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001:2015 vào giáo dục đại học không những nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng đào tạo mà còn là một trong những lời giải hay cho những bài toán kể trên của ngành giáo dục Việt Nam.

Thanh Thanh

 

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo