Global G.A.P tấm vé để nhà sản xuất vươn ra thị trường quốc tế

Tổng quan

GlobalG.A.P. là gì?

GlobalG.A.P. (Good Agricultural Practice) là một bộ tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu với mục tiêu cốt lõi là xây dựng nền nông nghiệp an toàn và bền vững trên thế giới. Các tiêu chuẩn GlobalG.A.P. được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trên cả 3 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

 

Cấu trúc bộ tiêu chuẩn GlobalG.A.P.

Tại sao nhà sản xuất nên áp dụng GlobalG.A.P.?

Ngày nay, khi xã hội phát triển cao, đời sống vật chất và tinh thần cũng tăng lên. Do đó, nhu cầu về cuộc sống cũng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn, nhất là ở các nước phát triển có nền kinh tế mạnh. Ngay tại Việt Nam, nhu cầu ăn ngon-mặc đẹp, chất lượng và an toàn cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống. Công nghiệp thực phẩm hiện nay đang hướng tới mục tiêu chất lượng, vệ sinh và an toàn cho người sử dụng. Tại các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Newzealand,… họ đặt ra các tiêu chuẩn, quy định để buộc sản phẩm của các quốc gia khác khi vào thị trường phải tuân thủ nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường trong nước. Hơn nữa trong quá trình hội nhập, các nước trong WTO có thể sử dụng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như  rào cản để ngăn chặn sản phẩm từ các quốc gia khác xâm nhập vào thị trường của họ nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước. Vì vậy, phần đa các nhà bán lẻ trên thị trường đều yêu cầu một số tiêu chuẩn nhất định đối với nhà sản xuất để đảm bảo rằng sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững. Chứng nhận GlobalG.A.P. được đánh giá giá cao trong việc chứng minh tính an toàn và bền vững của nguồn thực phẩm được sản xuất ra từ nông trại. Khi được chứng nhận GlobalG.A.P., nhà sản xuất có thể bán các sản phẩm của mình trên cả thị trường trong và ngoài nước. Do đó, chứng nhận GlobalG.A.P. là tấm vé để nhà sản xuất vươn ra thị trường thế giới.

Lợi ích gì khi chứng nhận GlobalG.A.P. mang lại?

Một là: Tăng thêm giá trị cho sản phẩm thông qua việc tuân thủ với bộ tiêu chuẩn GlobalG.A.P. vì được công nhận trên toàn cầu;

Hai là: Giúp nhà sản xuất tiếp cận được các khách hàng, thị trường, nhà cung ứng và nhà bán lẻ mới ở cả trong và ngoài nước;

Ba là:  Giảm rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất khi đưa những sản phẩm có vấn đề về an toàn thực phẩm vào thị trường;

Bốn là: Tăng cường hiệu quả của quy trình và hoạt động quản lý nông trại;

Năm là: Có mã số GlobalG.A.P. (GGN) để dễ dàng xác định và truy xuất nguồn gốc ở cấp độ B2B (giữa các doanh nghiệp với nhau). Điều này làm tăng niềm tin với khách hàng trong loại hình kinh doanh thương mại điện tử như hiện nay.

Sáu là: Giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P.

Bảy là: Giúp các nhà quản lý, chính phủ giảm tải trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Các mục tiêu quan trọng GlobalG.A.P. hướng đến là gì?

Là bộ tiêu chuẩn phổ biến và được công nhận trên toàn cầu, GlobalG.A.P. nhắm đến rất nhiều mục tiêu lớn như:

  • Tạo ra các sản phẩm an toàn.
  • Bảo vệ môi trường.
  • Đảm bảo điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn của người sản xuất.
  •  Đảm bảo điều kiện sống và nuôi dưỡng vật nuôi.
  • Truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được sản xuất ra từ nông trại.

Tiêu chuẩn GlobalG.A.P. trong trồng trọt và những điểm cần lưu ý

Phiên bản đánh giá GlobalG.A.P. hiện tại là bản V5.2 có giá trị từ ngày 01 tháng 2 năm 2019 và bắt buộc từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.

Trước khi thực hiện, nhà sản xuất nên tham khảo các phương thức sản xuất (Option)  phù hợp với thực tế sản xuất, vì lựa chọn các Option khác nhau thì hồ sơ yêu cầu khác nhau và chi phí thực hiện đánh giá khác nhau.

Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P., nhà sản xuất cần phải đạt được 100% các tiêu chí bắt buộc, 95% các tiêu chí có thể tuân thủ. Các tiêu chí khuyến cáo nên thực hiện.

Cách thức triển khai và áp dụng tiêu chuẩn GlobalG.A.P. vào sản xuất.

Bước 1: Khảo sát: 

Quá trình khảo sát sẽ giúp nhà sản xuất đánh giá được những điểm phù hợp và chưa phù hợp so với yêu cầu tiêu chuẩn về. Quá trình này do các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện.

Quá trình đánh giá khảo sát sẽ giúp nhà sản xuất xác định được những gì cần phải thay đổi và bổ sung để phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn.

Bước 2: Đào tạo nhận thức về GlobalG.A.P. và yêu cầu liên quan:

Bước này nhằm giúp nhà sản xuất hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, những yêu cầu của tiêu chuẩn. Giúp cho người quản lý giảm tải thời gian, công sức và tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành tại vùng sản xuất/vùng nuôi. Đồng thời giúp cho người trực tiếp sản xuất nắm bắt chính xác yêu cầu để làm đúng ngay từ đầu. 

Việc đào tạo có thể nội bộ hoặc do tổ chức bên ngoài và do các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ thực hiện.

Quá trình đào tạo cũng sẽ giúp nhà sản xuất dễ hình dung được lộ trình thực hiện, lộ trình phát triển của mình.

Bước 3: Đào tạo cách xây dựng quy trình, hồ sơ

Đây là bước giúp cụ thể hóa các yêu cầu của tiêu chuẩn thành các văn bản hướng dẫn, quy trình, quy định và biểu mẫu để chuẩn bị cho áp dụng vào thực tế. Quá trình xây dựng hồ sơ, quy trình càng rõ ràng, chi tiết, sát với thực tế sẽ giúp nhà sản xuất vận hành tốt hơn, tránh được nhiều rủi ro.

Bước 4: Hướng dẫn xây dựng điều kiện phần cứng và hướng dẫn áp dụng cá quy trình, biểu mẫu vào quá trình sản xuất.

Bước này sẽ giúp nhà sản xuất bố trí được các điều kiện phần cứng như: nhà kho, nhà xưởng, nhà sơ chế, các khu vực phụ cận và các yêu cầu phần cứng liên quan. Việc hình dung ra trước nơi xây dựng và sắp xếp sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí thay đổi, di rời.

Việc hướng dẫn tài liệu, hồ sơ và biểu mẫu giúp các công nhân sản xuất biết cách thực hiện và làm đúng ngay từ đầu. Đồng thời, người sản xuất cũng dễ hình dung công việc mình đang thực hiện.

Bước 5: Đào tạo đánh giá nội bộ

Để kiểm soát được mọi hoạt động của mình, nhà sản xuất cần phải có kiến thức về đánh giá nội bộ. Quá trình đào tạo đánh giá nội bộ sẽ giúp nhà sản xuất có thêm các kỹ năng để quản lý, giám sát và đưa ra được các biện pháp phòng ngừa, khắc phục với các lỗi đang gặp phải.

Việc thực hiện đánh giá nội bộ là điều kiện bắt buộc trước khi tiến hành đánh giá chứng nhận. Điều này sẽ giúp cho nhà sản xuất nhanh đạt được chứng nhận khi đánh giá, tiết kiệm được thời gian và chi phí khi thực hiện. 

Bước 6: Đánh giá chứng nhận

Do tổ chức đánh giá chứng nhận thực hiện

Bước 7: Duy trì chứng nhận

Để quá trình đánh giá chứng nhận được diễn ra tốt, nhà sản xuất vẫn thường xuyên duy trì hoạt động theo dõi sau khi đánh giá nôi bộ và thường xuyên cập nhật tiêu chuẩn/quy định liên quan.

Phải tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua quá trình đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất.

Thời gian để thực hiện theo quy trình và tiến tới đánh giá chứng nhận phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực hiện tại và sự tương tác của nhà sản xuất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi - ISOCERT để có một kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết cho các bước thực hiện cụ thể là lộ trình thực hiện.

Hoàng Văn Thơ

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo