Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA)

Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA)

Lợi ích

- MFCA được xem như là một công cụ giúp doanh nghiệp nhận ra được sự hòa hợp giữa tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường;

- Áp dụng MFCA, doanh nghiệp có thể xác định tổn thất bằng định lượng vật lý và giá trị tiền tệ, phát hiện được lượng tổn thất “ẩn”, làm cho tổn thất “có thể quan sát thấy” và nhận thấy sự cần thiết để cải tiến;

- MFCA giúp cho các doanh nghiệp giảm chất thải tạo ra và giảm chi phí tái chế, xử lý chất thải. Giảm chất thải tạo ra trực tiếp dẫn đến giảm nguyên vật liệu đầu vào và chi phí của nguyên vật liệu, điều này trực tiếp giảm chi phí.

 

Tổng quan

Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA) có nguồn gốc tại Đức, sau đó được phát triển và áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Đây là một công cụ cải tiến hữu hiệu nhằm giảm đồng thời tác động môi trường và chi phí kinh tế. Hiện tại, MFCA đã được đưa thành tiêu chuẩn quốc tế ISO 14051 chính thức ban hành vào năm 2011 và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp.

 

Theo phương pháp này, chất thải cũng được coi là một chi phí, đó là chi phí hao tổn. Để tính toán, MFCA gộp tất cả các thông tin về chi phí, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí quá trình, chi phí năng lượng, chi phí xử lý chất thải và các chi phí khác vào dữ liệu về khối lượng trên cơ sở dòng nguyên vật liệu. Nhờ đó chúng ta biết được dòng của mỗi nguyên vật liệu trong suốt quá trình và bổ sung khối lượng, thông tin chi phí vào dòng đó. Như vậy, bằng phương pháp MFCA một doanh nghiệp có thể phân tích tổn thất kinh tế (chi phí tổn thất) do tổn thất nguyên vật liệu không và những tổn thất liên quan đến tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí liên quan quá trình, năng lượng, xử lý chất thải và các chi phí khác.

 

Sự khác biệt giữa cách tính chi phí theo MFCA và hạch toán chi phí thông thường là cách định khoản các chi phí. Hạch toán chi phí thông thường hướng đến tính toán lợi nhuận tổng theo doanh số bán hàng. Thông thường chúng ta gộp tất cả các chi phí phát sinh trong nhà máy theo sản phẩm để đưa ra chi phí sản xuất cho mỗi một sản phẩm. Do đó, mức độ tổn thất trong quá trình sản xuất không được xác định là một phần của chi phí trong hạch toán chi phí thông thường. Trong khi đó, MFCA coi tất cả các nguyên vật liệu mà không chuyển thành sản phẩm là tổn thất. Lượng của chúng được xác định là chi phí không đưa vào sản phẩm và chi phí của chúng được ghi lại như là Chi phí phế phẩm.

 

Để tính toán như trên, tất cả các chi phí sản xuất được chia thành 4 nhóm sau:

- MC: Các chi phí nguyên vật liệu (chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính đưa vào quá trình đầu tiên, nguyên vật liệu phụ đưa vào các quá trình trung gian và nguyên vật liệu phụ trợ như là bột giặt, dung môi hay chất xúc tác);

- SC: Các chi phí hệ thống (chi phí quá trình bao gồm chi phí lao động, chi phí do mất giá, chi phí tính trên đầu người…);

- EC: Các chi phí năng lượng (chi phí cho điện, xăng dầu, các yếu tố bổ trợ và năng lượng khác);

- Các chi phí xử lý chất thải.

 

Lợi ích

- MFCA được xem như là một công cụ giúp doanh nghiệp nhận ra được sự hòa hợp giữa tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường;

- Áp dụng MFCA, doanh nghiệp có thể xác định tổn thất bằng định lượng vật lý và giá trị tiền tệ, phát hiện được lượng tổn thất “ẩn”, làm cho tổn thất “có thể quan sát thấy” và nhận thấy sự cần thiết để cải tiến;

- MFCA giúp cho các doanh nghiệp giảm chất thải tạo ra và giảm chi phí tái chế, xử lý chất thải. Giảm chất thải tạo ra trực tiếp dẫn đến giảm nguyên vật liệu đầu vào và chi phí của nguyên vật liệu, điều này trực tiếp giảm chi phí.

 

Áp dụng

Bước 1: Chuẩn bị

- Xác định các sản phẩm, dây chuyền và quá trình hướng đến;

- Thực hiện phân tích các quá trình mục tiêu và xác định số lượng trọng tâm ;

- Xác định mô hình và thời gian phân tích;

- Xác định nguyên vật liệu phân tích và phương pháp thu thập dữ liệu (đo lường và tính toán).

Bước 2: Thu thập dữ liệu và tổng hợp

- Thu thập và tổng hợp các dữ liệu của các dạng nguyên vật liệu, đầu vào và tổng khối lượng chất thải trong mỗi quá trình;

- Thu thập và tổng hợp dữ liệu của chi phí hệ thống (quá trình) và chi phí năng lượng;

- Xác định các nguyên tắc phân bổ chi phí hệ thống và năng lượng;

- Thu thập và tổng hợp dữ liệu vận hành máy móc cho từng quá trình.

Bước 3: Thiết lập mô hình tính toán MFCA

- Thiết lập mô hình tính toán MFCA và đầu vào của các dữ liệu yêu cầu;

- Xác nhận và phân tích kết quả tính toán MFCA (Chi phí phế phẩm và nguyên nhân đối với từng quá trình).

Bước 4: Xác định các yêu cầu cải tiến

Xác định và liệt kê các yêu cầu cải tiến, bao gồm mất mát nguyên vật liệu và giảm chi phí.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch cải tiến

- Kiếm tra mức độ và khả năng giảm thiểu mất mát nguyên vật liệu;

- Tính toán và đánh giá hiệu quả của cắt giảm chi phí thông qua giảm chi phí mất mát nguyên vật liệu;

- Xác định vấn đề cải tiến ưu tiên và xây dựng kế hoạch cải tiến.

Bước 6: Tiến hành cải tiến

Bước 7: Đánh giá hiệu quả cải tiến

- Xác định số lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất thải sau khi cải tiến và tính toán lại với MFCA;

- Tính toán chi phí tổng và sản phẩm tiêu cực sau khi cải tiến và đánh giá hiệu quả cải tiến.

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo