Hợp quy mũ bảo hiểm theo QCVN 2:2008/BKHCN

QCVN 2: 2008/BKHCN do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duy

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu liên quan đến an toàn đối với mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (dưới đây viết tắt là mũ) và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với mũ sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ mũ, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy: Mũ dùng cho người đi mô tô, xe máy có đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy định theo mục 2 của Quy chuẩn này.

1.3.2. Kiểu mũ: Các mũ cùng loại, cùng cỡ, cùng một thiết kế, được sản xuất bằng cùng vật liệu.

1.3.3. Lô sản phẩm: Các mũ cùng kiểu và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.

1.3.4. Lô hàng hóa: Các mũ cùng kiểu, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, bán lẻ tại cùng một địa điểm.

1.4. Phân loại

1.4.1. Theo vùng che phủ, mũ được chia thành ba loại sau (Xem Hình 1):

- Mũ che nửa đầu: Mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu và tai: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm và vùng tai của người đội mũ;

- Mũ che cả đầu, tai và hàm: Mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng chẩm, vùng tai và cằm của người đội mũ;

Các loại mũ có thể có kính che hoặc không có kính che.

1.4.2. Theo chu vi vòng đầu, mũ được chia thành ba nhóm cỡ sau:

- Nhóm cỡ nhỏ: Mũ có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 500 mm;

- Nhóm cỡ trung: Mũ có chu vi vòng đầu từ 500 mm đến nhỏ hơn 520 mm;

- Nhóm cỡ lớn: Mũ có chu vi vòng đầu từ 520 mm trở lên;

2. Quy định kỹ thuật

2.1. Cấu tạo

Cấu tạo cơ bản của mũ theo Hình 1. Mũ phải có các bộ phận sau:

- Vỏ mũ;

- Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ);

- Quai đeo.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng.

2.2.2. Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn:

2.2.2.1. Đối với loại che cả đầu, tai và hàm:

- Mũ cỡ lớn: 1,5 kg;

- Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 1,2 kg.

2.2.2.2. Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu:

- Mũ cỡ lớn: 1,0 kg;

- Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 0,8 kg.

2.2.3. Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.

2.2.4. Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử tương ứng khi kiểm tra theo mục 4 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

2.2.5. Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo mục 5 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, vỏ mũ không bị vỡ tách rời và gia tốc dội lại khi bị va đập không được lớn hơn:

2.2.5.1. Gia tốc dội lại tức thời đối với mũ có chu vi vòng đầu:

- < 500 mm: 225 g;

- ³ 500 mm: 300 g.

2.2.5.2. Gia tốc dư sau 3 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

- < 500 mm: 175 g;

- ³ 500 mm: 200 g.

2.2.5.3. Gia tốc dư sau 6 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

- < 500 mm: 125 g;

- ³ 500 mm: 150 g.

Chú thích: Các giá trị gia tốc tính bằng m/s2 được xác định trên cơ sở đơn vị gia tốc trọng trường g = 9,80665 ms2.

ệt và được ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tham khảo thêm các dịch vụ mà ISOCERT cung cấp:

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo