Huấn luyện vệ sinh - an toàn lao động

Huấn luyện vệ sinh - an toàn lao động

Đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc của mọi tổ chức, doanh nghiệp.

Tổng quan

An toàn, vệ sinh lao động liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người tham gia vào công việc hoặc làm việc. An toàn, vệ sinh lao động bao gồm 2 khái niệm chính:

An toàn lao động 

• An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.

• Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.

⇒ Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.

 

 

Huấn luyện vệ sinh - An toàn lao dộng

 

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động huấn luyện an toàn cho người lao động; duy trì việc tuyên truyền kiến thức về ATLĐ nói riêng, pháp luật lao động nói chung cho người lao động thông qua các lớp huấn luyện, “góc an toàn”, “phòng truyền thông về an toàn, hay việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh nội bộ, bảng tin. Qua con số thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp để xảy ra TNLĐ trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động ở tỉnh thấp…

Ngoài việc huấn luyện an toàn cho công nhân mới được tuyển dụng, hàng năm các công ty đều phối hợp với những đơn vị có chức năng để tổ chức huấn luyện và thi sát hạch kiến thức ATLĐ cho công nhân. Nhờ vậy mà những năm qua các công ty không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Chính vì áp dụng tốt quy trình an toàn mà cán bộ quản lý và công nhân lao động đều yên tâm sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác ATVSLĐ vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ. Do chủ quan, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với sự an toàn tính mạng, sức khỏe người lao động; cũng như bảo đảm an toàn về tài sản của doanh nghiệp nên một số doanh nghiệp thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo cách đối phó rút ngắn thời gian huấn luyện. Nội dung huấn luyện mới chỉ tập trung vào lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của đơn vị, phần thực hành kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị còn hạn chế...

Để tăng cường công tác ATVSLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thời gian tới, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền những quy định của pháp luật về ATVSLĐ, chế độ bảo hộ lao động, kiến thức ATVSLĐ; tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ; hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, triển khai kế hoạch và tự kiểm tra công tác ATVSLĐ; xây dựng, trang bị đầy đủ nội quy lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, biện pháp làm việc an toàn; trang cấp thiết bị ATVSLĐ, bảo hộ cá nhân cho người lao động, đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp vi phạm. Các doanh nghiệp cần tự giác, chủ động thực hiện quy định về huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động. Đặc biệt, người lao động cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện, tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ.

Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:

✔️ Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

✔️ Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;

Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

✔️ Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

✔️ Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

✔️ Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

✔️ Nhóm 6: An toàn, vệ sinh theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động.

• Thiết lập những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quy trình sản xuất, vận hành thiết bị.

• Giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc.

• Giúp tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm đầu cuối.

• Tuân thủ đúng quy định, tránh rủi ro về pháp luật.

• Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong cùng ngành nghề.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo