ISO 15206:2010 về Cột gỗ - Yêu cầu cơ bản và phương pháp thử

Tổng quan

Giới thiệu

Tiêu chuẩn này đề cập đến các yêu cầu đối với việc phân cấp và xác định các giá trị đặc trưng có thể sử dụng cho thiết kế các cột gỗ làm việc kiểu công xôn và/hoặc chịu nén.

Nhà cung cấp có trách nhiệm phải luôn đảm bảo rằng mọi sản phẩm cung cấp ra đều phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này cũng như bất kỳ một quy định nào khác được đề ra đối với chúng. Tiêu chuẩn này áp dụng để xác định lần đầu các giá trị đặc trưng cho một tập hợp cột và xác định bổ sung khi có lý do nghi ngờ có sự thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của một tập hợp cột.

Tiêu chuẩn này công nhận có nhiều nguyên tắc khác nhau đang được áp dụng một cách rộng rãi mang tính quốc tế để phân cấp độ bền gỗ bằng mắt thường. Những nguyên tắc này được lập ra để cân nhắc đến các yếu tố:

- Các loài gỗ khác nhau hoặc nhóm của các loài gỗ;

- Xuất xứ địa lý;

- Yêu cầu khác nhau về kích thước;

- Sự thay đổi các yêu cầu cho các mục đích sử dụng khác;

- Chất lượng của vật liệu sẵn có;

- Các ảnh hưởng của lịch sử hoặc tập quán.

Do tính đa dạng của các tiêu chuẩn hiện hành về cột gỗ đỡ các đường dây trên cao đang được áp dụng tại các quốc gia khác nhau nên không thể đặt ra một bộ nguyên tắc riêng nào để phân cấp bằng mắt thường.

Từ lý do trên, tiêu chuẩn này cung cấp những quy tắc cơ bản mà các khu vực, quốc gia, địa phương hoặc người mua cần tuân thủ khi đưa ra các yêu cầu đối với một số đặc trưng, đồng thời đề ra giới hạn cho các đặc trưng khác.

Có hai yếu tố liên quan khi đặt ra các nguyên tắc phân cấp bằng mắt thường:

- Phải xác định và giới hạn một cách rõ ràng các đặc trưng chịu ảnh hưởng bởi độ bền của cột, nhằm mục đích có được độ tin cậy cao là các cột được cung cấp đạt được giá trị độ bền đặc trưng yêu cầu.

- Các nguyên tắc và văn bản phải đảm bảo dễ hiểu và thích hợp với việc thực thi của nhân viên làm nhiệm vụ phân cấp.

Tiêu chuẩn này cũng đề cập đến các đặc trưng về độ bền lâu của các cột gỗ đỡ các đường dây tải điện và dây thông tin. Giả thiết là tất cả các cột đó đều được làm từ gỗ tròn thành phẩm với phần gỗ lõi ở giữa và bao quanh là vùng gỗ giác hoặc chỉ có phần gỗ lõi. Những giả thiết này chỉ ra rằng, nếu có phần gỗ giác thì thường yêu cầu có biện pháp xử lý bằng chất bảo quản để nâng cao độ bền lâu của cột, trừ khi lượng gỗ giác chỉ nằm ở mức ngay cả khi phần này bị hỏng cũng không làm cho các cột bị mất đi tính toàn vẹn trong quá trình làm việc và bản thân phần gỗ lõi đã có đủ độ bền lâu theo yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Một số loài gỗ rất khó phân biệt giữa phần gỗ lõi và phần gỗ giác. Nhiều tiêu chuẩn đưa các khuyến cáo để giải quyết vấn đề này, ví dụ như: EN 351-1 và AS 2009:1994 (Phụ lục D) quy định phương pháp xử lý những loại gỗ như vậy khi có yêu cầu về bảo quản.

Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc phân cấp, phương pháp thử, xác định các giá trị đặc trưng, các phương pháp quy định độ bền lâu và kích cỡ của cột đơn chịu tải trọng dạng công xôn hoặc nén, được chế tạo từ gỗ nguyên đã qua xử lý hoặc chưa xử lý bằng chất bảo quản, để dùng cho mục đích thông tin liên lạc và phân phối điện.

Tiêu chuẩn này quy định:

- phương pháp đo kích cỡ cột gỗ nguyên được dùng để đỡ dây truyền tải và dây thông tin và những sai lệch cho phép được tính đến khi nghiệm thu các cột.

- các yêu cầu đối với việc bảo quản và các giá trị đặc trưng để phân cấp độ bền bằng mắt thường của các cột gỗ cây lá kim và cột gỗ cây lá rộng cùng những yêu cầu đối với việc ghi nhãn;

- các phương pháp thử để xác định các giá trị đặc trưng của môđun đàn hồi và độ bền uốn của mọi tập hợp cột gỗ và xác định độ ẩm của các cột gỗ nguyên;

- các yêu cầu đối với độ bền lâu và xử lý bằng chất bảo quản các cột gỗ.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho cả cột gỗ cây lá kim và cột gỗ cây lá rộng.

Tiêu chuẩn này không đánh giá thời gian làm việc dự kiến của một cột gỗ.

CHÚ THÍCH: Điều này phụ thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện khí hậu của môi trường làm việc của cột và phụ thuộc vào việc xem xét độ bền lâu tự nhiên của phần gỗ lõi của các loài gỗ được chọn trước hay là kết hợp giữa sự lựa chọn các loài gỗ, loại chất bảo quản và hàm lượng chất bảo quản và tạo các vùng khía.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các cột gỗ sử dụng như dầm.

Tài liệu tham khảo

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước - Phần 1: Mã nước

TCVN 8167:2009 (ISO 21887:2007), Độ bền tự nhiên của gỗ và sản phẩm từ gỗ - Loại môi trường sử dụng

AS/NZS 1604.1, Specification for preservative treatment - Part 1: Sawn and round timber (Quy định kỹ thuật đối với xử lý chất bảo quản - Phần 1: Gỗ xẻ và gỗ tròn)

AS 2209:1994, Timber-Poles for overhead lines (Gỗ - Cột đỡ các đường dây trên cao)

AS 2209:1994/Amd. 1:1997, Timber - Poles for overhead lines (AS 2209:1994/Sửa đổi 1:1997, Gỗ - Cột đỡ các đường dây trên cao)

EN 252, Field test method for determining the relative protective effectiveness of a wood preservative in ground contact (Phương pháp thử hiện trường để xác định hiệu quả bảo vệ tương đối của chất bảo quản gỗ khi tiếp xúc với đất)

EN 351-1, Durability of wood and wood-based products - Preservative-treated solid wood - Part 1: Classification of preservative penetration and retention (Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ nhân tạo - Gỗ nguyên đã được xử lý chất bảo quản - Phần 1: Phân loại sự thâm nhập và duy trì chất bảo quản)

EN 599-1, Durability of wood and wood-based products - Efficacy of preventive wood preservatives as determined by biological tests - Part 1: Specification according to use class (Độ bền của gỗ và sản phẩm gỗ nhân tạo - Hiệu lực của các chất bảo quản gỗ phòng ngừa khi được xác định bằng các phép thử sinh học - Phần 1: Quy định kỹ thuật theo loại môi trường sử dụng)

EN 13183-1, Moisture content of a piece of sawn timber - Part 1: Determination by oven dry method (Độ ẩm của thanh gỗ xẻ - Phần 1: Xác định bằng phương pháp sấy khô kiệt)

EN 13183-2, Moisture content of a piece of sawn timber - Part 2: Estimation by electrical resistance method (Độ ẩm của mảnh gỗ xẻ - Phần 2: Ước lượng bằng phương pháp điện trở).

Nội dung PDF

Download tài liệu miễn phí tại đây!

TCVN 9083:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 15206:2010.

TCVN 9083:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC165 Gỗ kết cấu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Liên hệ chúng tôi

Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm nhiều tiêu chuẩn mới nhất phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay>

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo