ISOCERT Tham Dự Hội Thảo Phổ Biến Chỉ Thị 38-CT/TW Của Ban Bí Thư & Quy Định Mới Của Pháp Luật Về Tiêu Chuẩn, Chất Lượng

ISOCERT Tham Dự Hội Thảo Phổ Biến Chỉ Thị 38-CT/TW Của Ban Bí Thư & Quy Định Mới Của Pháp Luật Về Tiêu Chuẩn, Chất Lượng

Chu Yến Linh 10/10/2024

Trong những năm qua, công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có bước phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng bước đầu góp phần thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng kỹ thuật quan trọng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, của các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Từ đó có thể thấy rằng tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng là công cụ quản lý nhà nước có đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, người tiêu dùng; bảo đảm công bằng và an sinh xã hội.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đến năm 2030 và những năm tiếp theo, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành nước có công nghiệp hiện đại theo, Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn & Chất lượng Việt Nam (VINASTAQ) đã tổ chức chương trình hội thảo "Phổ biến chỉ thị 38-CT/TW và quy định mới của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng" với rất nhiều nội dung thiết thực và ý nghĩa.

Đại biểu các bộ ban ngành và tổ chức, doanh nghiệp tham dự chương trình hội thảo

Phổ biến Chỉ thị 38-CT/TW ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo

Trong buổi hội thảo, TS Ngô Thị Ngọc Hà - Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam đã phổ biến và thông qua Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư với nhiều nội dung được nhấn mạnh như sau:

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo hướng chỉ một đầu mối cấp quốc gia để quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

- Rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về TĐC theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, hội nhập quốc tế.

-: Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực TĐC phải bảo đảm số lượng và chất lượng, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn, chú trọng hình thành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác TĐC trong tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ tương xứng với vị trí, vai trò.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về TĐC bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công tác TĐC, tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia.

- Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo; cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn, công nghệ mới, nhất là với các quốc gia có năng lực kiểm định TĐC tiên tiến.

- Tăng cường sự tham gia vào các tổ chức quốc tế; nâng tỉ lệ hài hoà của tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

TS Ngô Thị Ngọc Hà  - Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phổ biến Thông tư 01/2024/TT-BKHCN Quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

Thông tư 01/2024/TT-BKHCN được xây dựng gồm 04 chương (tăng 01 chương), 15 điều (nhiều hơn 01 điều) so với Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN trước đây. Trong chương trình hội thảo TS Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch VINASTAQ đã nhấn mạnh và phân tích cụ thể các điểm mới trong thông tư như sau:

+ Đối tượng áp dụng gồm cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Giải thích từ ngữ định nghĩa về hàng hóa lưu thông trên thị trường, về người chứng kiến, về lô hàng hóa và về cơ quan kiểm tra.

+ Căn cứ kiểm tra gồm: thông tin, cảnh báo về hàng hóa lưu thông trên thị trường, thông tin phản ánh dưới mọi hình thức; Kết quả khảo sát hoặc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; Theo yêu cầu quản lý.

+ Nội dung kiểm tra về kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, kiểm tra hàng hóa kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử.

- Bên cạnh đó, thông tư này còn điều chỉnh các quy định về:

+ Hình thức kiểm tra: Theo kế hoạch hoặc đột xuất.

+ Lấy mẫu và xử lý mẫu: Mẫu hàng hóa được lấy ngẫu nhiên; Số lượng mẫu bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra theo yêu cầu quản lý và phương pháp thử quy định; Một (01) đơn vị mẫu được Đoàn kiểm tra gửi đi thử nghiệm, cơ sở được kiểm tra có quyền không lưu hoặc lưu không quá ba (03) đơn vị mẫu dùng làm căn cứ đối chứng với đơn vị mẫu gửi thử nghiệm; Mẫu hàng hóa phải được mã hóa; Phải thực hiện lập biên bản giao nhận mẫu…

+ Quy định lại trình tự kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường;

+ Hướng dẫn quy định lấy mẫu và xử lý mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ khảo sát chất lượng hàng hóa;

+ Hướng dẫn về xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm, báo cáo kết quả kiểm tra về chất lượng hàng hóa.

Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

TS Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch VINASTAQ phân tích các điểm mới trong Thông tư 01/2024/TT-BKHCN

Phổ biến Thông tư 02/2024/TT-BKHCN Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2024 với một số quy định mới về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đã được ThS Phó Đức Sơn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASTAQ nêu rõ như sau:

1. Về đối tượng áp dụng

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Khoản 1, Điều 2 Thông tư 02);

– Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Khoản 1, Điều 2 Thông tư 02);

– Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan (Khoản 1, Điều 2 Thông tư 02).

2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc “Một bước trước – một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa (Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tư 02);

b) Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng (Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tư 02);

c) Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất (Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tư 02);

d) Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức (Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tư 02).

ThS Phó Đức Sơn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VINASTAQ nhấn mạnh quy định mới về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa 

3. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa (Điểm a, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa (Điểm b, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh (Điểm c, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh (Điểm d, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

đ) Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn) (Điểm đ, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

e) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra) (Điểm e, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

g) Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Điểm g, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

h) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có) (Điểm h, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

i) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có) (Điểm l, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02);

k) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng (Điểm k, Khoản 3, Điều 6 Thông tư 02).

4. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên sản phẩm, hàng hóa (Điểm a, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa (Điểm b, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh (Điểm c, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh (Điểm d, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

đ) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra) (Điểm đ, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

e) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có) (Điểm e, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

g) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có) (Điểm g, Khoản 5, Điều 6 Thông tư 02);

ISOCERT - Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Quốc tế là đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và áp dụng hoạt động đánh giá chứng nhận theo Chỉ thị 38-CT/TW, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường quốc gia. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, ISOCERT đồng hành cùng các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, từ đó đảm bảo sản phẩm, dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ nâng cao uy tín của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ phát triển bền vững, góp phần vào sự cạnh tranh và hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam.

Bài viết liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Chuyên Gia Đánh Giá Trưởng ISO 9001

Chương trình đào tạo đã diễn ra thành công với rất nhiều nội dung và kiến thức bổ ích được truyền đạt tới anh/chị hội viên.

ISOCERT Tổ Chức Chương Trình Nội Bộ Hưởng Ứng Ngày Tiêu Chuẩn Thế Giới 14/10

Sự kiện được tổ chức nhằm tôn vinh vai trò của tiêu chuẩn trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo cơ hội để các cán bộ, nhân viên cùng nhau thảo luận và chia sẻ những sáng kiến đột phá.

Khai Giảng Khóa Học Chuyên Gia Đánh Giá Trưởng ISO 9001

Với kinh nghiệm đào tạo và chứng nhận cho hàng nghìn doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, ISOCERT ACADEMY đồng hành nâng cao kiến thức với phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể để phát triển năng lực cá nhân từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong quản lý chất lượng.

ISOCERT Đồng Hành Cùng Sự Kiện Kỷ Niệm 20 Năm Ngày Doanh Nhân Việt Nam Của VCCI ĐBSCL

Với vai trò là đồng tài trợ cho chương trình, ISOCERT đã tổ chức các gian hàng kết nối doanh nghiệp, chia sẻ những giá trị về tiêu chuẩn, chất lượng, các giải pháp nâng cao chất lượng, quản trị và phát triển bền vững.

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Chuyên Gia Đánh Giá Trưởng ISO 9001

Chương trình đào tạo đã diễn ra thành công với rất nhiều nội dung và kiến thức bổ ích được truyền đạt tới anh/chị hội viên.

ISOCERT Tổ Chức Chương Trình Nội Bộ Hưởng Ứng Ngày Tiêu Chuẩn Thế Giới 14/10

Sự kiện được tổ chức nhằm tôn vinh vai trò của tiêu chuẩn trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo cơ hội để các cán bộ, nhân viên cùng nhau thảo luận và chia sẻ những sáng kiến đột phá.

Khai Giảng Khóa Học Chuyên Gia Đánh Giá Trưởng ISO 9001

Với kinh nghiệm đào tạo và chứng nhận cho hàng nghìn doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, ISOCERT ACADEMY đồng hành nâng cao kiến thức với phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể để phát triển năng lực cá nhân từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong quản lý chất lượng.

ISOCERT Đồng Hành Cùng Sự Kiện Kỷ Niệm 20 Năm Ngày Doanh Nhân Việt Nam Của VCCI ĐBSCL

Với vai trò là đồng tài trợ cho chương trình, ISOCERT đã tổ chức các gian hàng kết nối doanh nghiệp, chia sẻ những giá trị về tiêu chuẩn, chất lượng, các giải pháp nâng cao chất lượng, quản trị và phát triển bền vững.

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

Tin tức và Sự kiện liên quan

Tổng Kết Chương Trình Đào Tạo Năng Lực Quản Lý Trong Ngành Sản Xuất

Chương trình đào tạo năng lực quản lý trong ngành sản xuất do ISOCERT tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia và hưởng ứng của hơn 100 anh/chị quản lý của các doanh nghiệp

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001:2015 Tại Công Ty Cổ Phần Phụ Gia PVC Xanh

Buổi đánh giá giúp Công ty CP Phụ Gia PVC Xanh thiết lập hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, xây dựng nền tảng cho việc đạt chứng nhận sau này

ISOCERT Đánh Giá ISO 9001 Tại Công Ty Cổ Phần Starpoly

Thực hiện đánh giá ISO 9001 là bước tiến quan trọng, giúp Công ty Cổ phần Starpoly thành công hơn trong tương lai

Thông báo chuyển đổi ISO 22003-1:2022, thay thế ISO/TS 22003:2013

Chuyển đổi từ tiêu chuẩn ISO/TS 22003:2013 sang ISO 22003-1:2023 sẽ có tác động đến khách hàng làm chứng nhận ISO 22000, HACCP

Những điều cần lưu ý đối với khách hàng được chứng nhận ISO của ISOCERT

Thông báo về hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận trong văn bản tài liệu, quảng bá, bao bì sản phẩm; Đánh giá giám sát và duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận.

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo