Năng suất xanh

Năng suất xanh

Lợi ích

Năng suất xanh (GP) là một chiến lược để nâng cao năng suất đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của tổ chức, doanh nghiệp như: giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng hiệu

quả các nguồn lực. Phương pháp năng suất xanh là sự kết hợp các công cụ, kỹ thuật và công nghệ thích hợp để giảm thiểu tác động môi trường ra môi trường của các hoạt động, hàng hoá, dịch vụ của tổ chức.

 

Tổng quan

Khái niệm năng suất xanh - Green productivity (GP) do Tổ chức Năng suất Châu Á - APO đưa ra từ năm 1994, được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, tổ chức, doanh nghiệp và các bên liên quan là sản phẩm, dịch vụ cũng như qui trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó phải thân thiện với môi trường.

 

Lợi ích

Năng suất xanh (GP) là một chiến lược để nâng cao năng suất đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường của tổ chức, doanh nghiệp như: giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng hiệu

quả các nguồn lực. Phương pháp năng suất xanh là sự kết hợp các công cụ, kỹ thuật và công nghệ thích hợp để giảm thiểu tác động môi trường ra môi trường của các hoạt động, hàng hoá, dịch vụ của tổ chức.

 

Áp dụng

Việc áp dụng năng suất xanh cần đáp ứng bốn yếu tố chính:

- Tuân thủ qui định về môi trường;

- Nâng cao năng suất;

- Phương pháp tiếp cận tích hợp dựa trên các yếu tố con người;

- Cải thiện thông tin theo định hướng.

 

Có 06 bước chính, trong đó gồm 13 nhiệm vụ để thực hiện và áp dụng Năng suất xanh.

Bước 1: Khởi động

- Nhiệm vụ 1: Thành lập Nhóm Năng xuất xanh.

- Nhiệm vụ 2: Khảo sát và thu thập thông tin để định hướng.

Bước 2: Lập kế hoạch

- Nhiệm vụ 3: Xác định vấn đề và nguyên nhân.

- Nhiệm vụ 4: Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và đối tượng.

Bước 3: Đề xuất, đánh giá và lựa chọn phương án ưu tiên

- Nhiệm vụ 5: Đề xuất các phương án Năng suất xanh.

- Nhiệm vụ 6: Sàng lọc, đánh giá và lựa chọn ưu tiên.

Bước 4: Thực hiện giải pháp Năng suất xanh

- Nhiệm vụ 7: Xây dựng kế hoạch triển khai chung.

- Nhiệm vụ 8: Thực hiện các giải pháp đã lựa chọn.

- Nhiệm vụ 9: Đào tạo, nâng cao nhận thức và phát triển năng lực.

Bước 5: Giám sát và xem xét

- Nhiệm vụ 10: Giám sát và đánh giá kết quả.

- Nhiệm vụ 11: Xem xét của lãnh đạo.

Bước 6: Duy trì Năng suất xanh

- Nhiệm vụ 12: Đưa các thay đổi vào hệ thống quản lý.

- Nhiệm vụ 13: Xác định các khu vực, nội dung mới nhằm cải tiến liên tục.

 

Năng suất xanh đã được áp dụng thí điểm thành công tại địa phương (cộng đồng) và doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai phương pháp Năng suất xanh, tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng tích hợp những hệ thống quản lý, công cụ nâng cao năng suất chất lượng tại các bước, nhiệm vụ được mô tả trên nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là Nâng cao năng suất và Bảo vệ môi trường. Các hệ thống quản lý, công cụ thường được áp dụng

gồm: Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000; Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001; Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu - MFCA theo tiêu chuẩn ISO 14021: 2011; Các giải pháp nhằm quản lý chuỗi cung ứng xanh, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - Global GAP; Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng; Các giải pháp nhằm quản lý như 5S, 3R, Benchmarking v.v.

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo