Quan điểm quản lý đối với sản phẩm thuốc lá làm nóng

Tổng quan

Từ đầu năm 2020 đến nay, trong quá trình Bộ Công Thương soạn thảo đề án về kiểm soát các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đã có nhiều ý kiến của các Bộ ngành đề xuất với Chính phủ về việc ban hành khung pháp lý cho các sản phẩm này. Trong Công văn số 728/BCT-CN ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị: “Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định cụ thể về Quy chuẩn đối với sản phẩm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử để bảo đảm chất lượng và độ an toàn. Cụ thể, xây dựng quy chuẩn quốc gia đối với dung dịch thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng, phù hợp với thông lệ quốc tế”.

Bên cạnh đó, Công văn số 08/HHTL-CV ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ cũng nêu ý kiến: “Cả thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử cho dù chứa nguyên liệu thuốc lá hay không đều phải có một cơ chế quản lý và trải qua giai đoạn thí điểm, dưới hình thức quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.

Công văn số 5697/BTC-CST ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tài chính gửi Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định: “Thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng là sản phẩm mới chưa được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật cũng như chính sách quản lý của Bộ, ngành. Bộ Tài chính nhất trí về sự cần thiết thực hiện thí điểm và nghiên cứu xây dựng để ban hành khung chính sách quản lý các loại hình thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng tại Việt Nam”. 

Quan điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thể hiện rõ trong Công văn số 598/BKHCN-CNN ngày 09 tháng 3 năm 2020 gửi Văn phòng Chính phủ: “Bộ Khoa học và Công nghệ nhất trí và đề nghị cần sớm rà soát, xây dựng văn bản pháp luật, chính sách quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng ở Việt Nam cho phù hợp. Đối với thuốc lá làm nóng là sản phẩm có điếu thuốc được chế biến từ thuốc lá, tách riêng đối với thiết bị làm nóng, có thể được xác định là dạng khác của thuốc lá. Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương là việc quản lý thuốc lá làm nóng thực hiện theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản pháp luật hiện hành”.

Trong Công văn số 2979/BYT-PC ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ cũng đề cập: “Các vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý thuốc lá thế hệ mới như quảng cáo, qui cách đóng bao gói, ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật… chưa được quy định ở bất cứ văn bản nào”. 

Công văn số 8750/VPCP-V.I  ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường chống buôn lậu thuốc lá gửi các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất chính sách quản lý đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. 

Trước đó, ngày 17 tháng 6 năm 2020, Văn phòng Chính phủ cũng ban hành Công văn số 4861/VPVP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến các Bộ, hiệp hội liên quan; phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý riêng đối với loại hình thuốc lá thế hệ mới, đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Chiến lược quốc gia về giảm thiểu tác hại thuốc lá, an toàn sức khỏe người sử dụng, dung hòa quyền lợi giữa các chủ thể liên quan gồm: nhà nước, người tiêu dùng, nhà sản xuất thuốc lá, nông dân  trồng cây thuốc lá và phù hợp thông lệ quốc tế.

Tại buổi tọa đàm “Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới” do Báo Pháp luật Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp tổ chức ngày 11 tháng 11 năm 2020 tại Hà Nội, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Ban chỉ đạo 389, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã nêu các khó khăn trong quá trình chấp pháp, thực thi pháp luật liên quan đến các sản phẩm thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử. Đặc biệt, đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã có ý kiến: “Việc chưa ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá làm nóng) là sơ hở, thiếu sót cần xử lý ngay, nhằm bảo vệ chính sách thuế (chống thất thu thuế) và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (các sản phẩm giả, kém chất lượng, gây mất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng)...”.

Căn cứ Nghị định số 106/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2017, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan nghiên cứu xây dựng quy định phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá điện tử, trình Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện Đề án về quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng để trình Chính phủ xem xét./.

TS. Ngô Thị Ngọc Hà – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam;

ThS. Lê Thành Hưng – Phó Trưởng phòng Tiêu chuẩn Chất lượng 4

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo