QUẢN LÝ RỦI RO

QUẢN LÝ RỦI RO
  • Hiểu và nắm được các nguyên tắc trong quản lý rủi ro
  • Giúp Doanh nghiệp của bạn tận dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có để phát triển.
  • Giúp Doanh nghiệp của bạn xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro phù hợp, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho công ty.

Tổng quan

Quản lý rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản lý rủi ro. Một doanh nghiệp da giầy nào đó chẳng hạn bất ngờ phải đối mặt với một vụ kiện chống bán phá giá dẫn tới những thua thiệt trong việc nhận đơn hàng. Nhân công của một nhà máy nào đó bất ngờ đình công làm ngưng trệ sản xuất. Hàng loạt nhân viên giỏi của một công ty nào đó ra đi để chuyển sang doanh nghiệp khác hoặc thành lập công ty riêng .v.v. Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu như chúng không được doanh nghiệp lường trước. Tất cả những vấn đề đó đều được thiết kế và soi rọi trong lăng kính của quản lý rủi ro doanh nghiệp.

Có nhiều loại rủi ro khác nhau được xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như phát sinh bên trong doanh nghiệp gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản lý tốt rủi ro cho doanh nghiệp sẽ đem lại những giá trị:

  • Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát;
  • Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo và chặt chẽ về hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp;
  • Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp;
  • Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp;
  • Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh doanh nghiệp;
  • Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp;
  • Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Để giúp cho doanh nghiệp hiểu sâu hơn về quản lý rủi ro, cũng như nhận biết, đánh giá phân tích, lựa chọn phương pháp xử lý các rủi ro,...ISOCERT đã xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể cho doanh nghiệp bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Nội dung khóa học:

  • Tổng quan về rủi ro doanh nghiệp
  • Khái niệm rủi ro doanh nghiệp
  • Phân loại rủi ro doanh nghiệp
  • Nhận biết rủi ro doanh nghiệp
  • Quản lý rủi ro doanh nghiệp
  • Khái niệm quản lý rủi ro doanh nghiệp
  • Nguyên tắc quản lý rủi ro doanh nghiệp
  • Quy trình quản lý rủi ro doanh nghiệp

Bước 1: Thiết lập phạm vi rủi ro:

  • Nhận biết rủi ro trong khoảng lợi ích đã được lựa chọn.
  • Lên phương án xử lý
  • Xác định các yếu tố sau:

+ Phạm vi quản lý rủi ro

+ Tính chất và mục tiêu của việc QLRR

+ Xác định khuôn khổ và lộ trình xử lý.

  • Phát triển các phân tích rủi ro liên quan đến quá trình xử lý.
  • Giảm thiểu rủi ro bằng việc sử dụng những nguồn lực sẵn có về con người, công nghệ, và tổ chức.

Bước 2: Nhận dạng rủi ro

  • Dựa trên mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
  • Dựa trên những rủi ro tồn tại sẵn.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

  • Xác định tỷ lệ các sự cố kể từ khi các thông tin thống kê không chứa đựng tất cả các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
  • Những quan điểm và những con số thống kê có sẵn được coi là nguồn thông tin chủ yếu.
  • Rủi ro sau đó được đánh giá thêm sau khi xác định khả năng xảy ra và hậu quả của nó và đưa ra các quyết định có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không.

Bước 4: Chọn phương án xử lý rủi ro:

  • Tránh rủi ro: Không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro.
  • Giảm thiểu rủi ro: Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra rủi ro. Áp dụng cho các trường hợp rủi ro không thể tránh.
  • Kiềm chế rủi ro: Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố là một chiến lược thích hợp cho các rủi rỏ nhỏ nhưng lợi ích lớn.
  • Chuyển giao rủi ro: Đưa rủi ro sang cho người khác, sử dụng công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng.

Bước 5: Lập kế hoạch quản lý rủi ro

  • Lựa chọn phương pháp thích hợp để đo lường các rủi ro
  • Việc quản lý rủi ro phải được thực hiện bởi cấp quản lý thích hợp
  • Xây dựng kế hoạch kiểm soát hiệu quả đưa ra phương án kiểm soát thi hành và người chịu trách nhiệm thi hành.

Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro

  • Thiết lập mục tiêu
  • Xác định rõ mục tiêu
  • Cung cấp và kiểm soát các nguồn lực thực hiện, bao gồm cả ngân sách tài chính
  • Xác định kế hoạch và giai đoạn thực hiện và đánh giá tác động của chúng
  • Kiểm tra báo cáo về tiến trình thực hiện và kết quả đạt được
  • Đánh giá cách thức giải quyết vấn đề.

Bước 7: Kiểm soát và đánh giá kế hoạch

  • Cập nhật các kết quả phân tích thường xuyên
  • Đánh giá sự hiệu quả của các phương thức kiểm soát
  • Đánh giá mức độ rủi ro.

Thông qua chương trình đào tạo của ISOCERT, doanh nghiệp sẽ nhận thêm được các giá trị như sau:

  • Hiểu và nắm được các nguyên tắc trong quản lý rủi ro
  • Giúp Doanh nghiệp của bạn tận dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có để phát triển.
  • Giúp Doanh nghiệp của bạn xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro phù hợp, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho công ty.

 

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo