Quy trình bảo quản thực phẩm - Các bước mà bạn cần biết

Tổng quan

Quy trình bảo quản thực phẩm cho từng loại thực phẩm là khác nhau, nhưng nhìn chung hầu hết các loại thực phẩm đều cần phải trải qua 2 bước quan trọng dưới đây:

Bước 1: Phân loại thực phẩm

Phân loại thực phẩm là bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng trong khâu bảo quản thực phẩm nhằm giữ cho thực phẩm được an toàn và tươi ngon hơn. Mặc dù đơn giản nhưng nhiều người lại hay quên và thường bỏ qua bước này. Bạn có thể phân loại thực phẩm theo những cách dưới đây:

  • Phân loại thực phẩm đồ sống và đồ chín riêng (nhất thiết không được để hai loại này chung với nhau)
  • Phân loại riêng rau củ và các loại thịt, cá (nếu để chung sẽ mau hư hơn và dễ bám mùi)
  • Phân loại thực phẩm theo thời gian sử dụng: ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm cũ trước, mới sau hay những đồ dễ hư sẽ được dùng trước còn những sản phẩm có hạn sử dụng lâu hơn sẽ bỏ riêng và dùng sau.
  • Phân loại thực phẩm bảo quản trong ngăn mát và bảo quản đông lạnh.

Lưu ý: Dù phân loại theo cách nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu và nắm chắc thời gian tối đa có thể dự trữ, bảo quản thực phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng và độ tươi ngon của chúng.

Ví dụ như: Thời gian tối đa bảo quản các loại rau xanh trong ngăn mát tủ lạnh nên là 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn nên sử dụng chúng bởi sau 1 tuần, dù rau chưa héo hoặc thối nhưng các chất dinh dưỡng trong rau sẽ mất đi khá nhiều, đặc biệt khi ăn bạn sẽ không cảm nhận được vị ngọt và tươi ngon trong rau nữa.

Bước 2: Sơ chế thực phẩm

Nhiều người có thói quen sau khi mua thực phẩm về thì bỏ vào tủ lạnh ngay mà không sơ chế hay làm sạch. Đây là một trong những lý do khiến cho các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm có điều kiện sinh sôi và phát triển. Vì vậy, nguyên tắc bắt buộc trong quy trình bảo quản thực phẩm là phải sơ chế trước khi bỏ vào tủ lạnh.

  • Đối với các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt, hải sản…bạn nên rửa sạch nhiều lần với nước muối loãng, rửa với gừng hoặc giấm để khử mùi tanh, sau đó để ráo rồi cho vào hộp nhựa bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
  • Đối với các loại rau, củ quả bạn cần phải cắt bỏ phần hư hỏng, nhưng nhớ là không nên nhúng nước hay rửa sạch để tránh rau nhanh thối. Bạn cũng có thể dùng giấy báo, lá chuối hoặc giấy ăn để lau sạch và bọc lại.

Lưu ý: Một sai lầm khá nghiêm trọng trong quy trình bảo quản thực phẩm là không bọc kín và gói lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh. Đây là điều mà không ít người bỏ qua, việc này không những gián tiếp tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan nhanh chóng mà còn làm cho thức ăn bị ám mùi vào nhau. Cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là sử dụng các hộp nhựa, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm được không gian bằng cách xếp chồng lên nhau, như vậy tủ lạnh bạn sẽ trở nên gọn gàng và dễ lấy ra hơn.

Sau 2 bước quan trọng nói trên, chỉ cần bỏ thực phẩm vào tủ lạnh đúng cách nữa thì bạn đã hoàn thành quy trình bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, sẽ có sự khác nhau giữa bảo quản thực phẩm đông lạnh và làm mát, dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ để việc bảo quản thực phẩm đảm bảo được an toàn và hiệu quả.

- Bảo quản thực phẩm với ngăn mát

Với nhu cầu sử dụng cao hơn nên ngăn mát thường chiếm không gian lớn hơn và được chia làm nhiều ngăn. Tuy nhiên, mỗi ngăn lại có một nhiệt độ chuẩn khác nhau, vì vậy bạn cần phải để các loại thực phẩm ứng theo từng vị trí của nó.

  • Cánh cửa tủ lạnh là nơi ít mát nhất, vì vậy bạn có thể để những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, nước sốt hay các loại nước uống hàng ngày
  • Ngăn trên cùng là ngăn mát cao nhất, thích hợp để các loại thực phẩm đã chế biến, thức ăn thừa nhằm giữ chúng được lâu hơn
  • Những ngăn bên dưới, bạn có thể để các loại thực phẩm như trứng, sữa, trái cây hoặc các loại thịt, cá, hải sản dùng ngay trong ngày (nhưng phải nhớ bỏ riêng từng loại và bọc kín)
  • Ngăn kéo tủ lạnh là nơi đảm bảo độ ẩm thích hợp cho các loại rau, củ, quả giữ được độ tươi ngon và thành phần dinh dưỡng.

- Bảo quản thực phẩm đông lạnh

Nguyên tắc của việc bảo quản thực phẩm đông lạnh là sử dụng nhiệt độ ở mức thấp nhất để lưu giữ thực phẩm lâu hơn đến vài tuần hay thậm chí là vài tháng. Ngoài các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản tươi sống, bạn cũng có thể bảo quản các loại đồ ăn đã chế biến sơ.

Đối với quy trình bảo quản thực phẩm đông lạnh, bạn cần có thêm bước chia nhỏ thức ăn thành từng hộp riêng đủ dùng trong một bữa. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng lấy ra và chế biến, tránh trường hợp rã đông nhiều lần gây nhiễm khuẩn và mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về quy trình bảo quản thực phẩm. Hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích giúp cho việc bảo quản thực phẩm an toàn, giữ được lâu hơn nhưng vẫn đảm bảo được tối đa hàm lượng dinh dưỡng. Mọi thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua Hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo