Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có thật sự cần thiết?

Tổng quan

Tại sao kiểm tra vệ sinh ATTP lại quan trọng và bắt buộc?

Như bạn biết, các công đoạn chế biến, sản xuất thực phẩm thường diễn ra bên trong nhà bếp, nhà xưởng; do đó khách hàng không biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và chúng có phù hợp để tiêu thụ hay không. Các sản phẩm thực phẩm như thịt sống có thể nguy hiểm nếu không được chế biến đúng cách. Ngoài ra, nếu không có quy trình làm sạch và vệ sinh đúng cách, các mầm bệnh có hại có thể lây lan nhanh chóng. Việc kiểm tra được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm không bị ô nhiễm dưới bất kỳ hình thức nào. Kiểm tra ATTP thường xuyên là một cách hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng tránh gặp phải thực phẩm giả, kém chất lượng và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Mặt khác, khi toàn cầu hóa và sản xuất ở nước ngoài gia tăng, nhu cầu ngày càng tăng để đảm bảo tiêu chuẩn cao về kiểm soát chất lượng thực phẩm trên toàn cầu. Những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ, các cơ sở nhà máy khác nhau giữa các thị trường, cũng như các khuôn khổ pháp lý đa dạng và đang phát triển nhanh chóng, thách thức đặt ra bởi vấn đề thiết yếu của quy trình kiểm tra thực phẩm là rất rõ ràng. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa đi kèm với việc kiểm tra thực phẩm ở mọi giai đoạn sản xuất, các doanh nghiệp có nguy cơ gây thiệt hại cho thương hiệu của mình do không đạt được chất lượng mà khách hàng mong đợi. Đặt vấn đề đảm bảo khách hàng và tính toàn vẹn của thương hiệu sang một bên, chi phí kết hợp để trả cho các dịch vụ kiểm tra có thể ít hơn tới 90% so với chi phí phải trả khi sản xuất thực phẩm nhập khẩu không tuân thủ.

Vì vậy, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết và bắt buộc. Đặc biệt, quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cần được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên. 

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm 

Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành qua 3 bước sau đây: 

Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm 

Cơ quan chức năng sẽ thực hiện lấy mẫu thành phẩm của thực phẩm tại cơ sở kinh doanh. Sau đó mẫu thành phẩm sẽ được mang về để phân tích thành phần và kiểm nghiệm chất lượng an toàn dựa theo quy chuẩn được nhà nước ban hành. 

Lấy mẫu thành phẩm là bước quan trong khi thực hiện kiểm tra vệ sinh ATTP. Nó giúp đánh giá sự phù hợp của thực phẩm với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu chất lượng. Tùy thuộc vào mỗi loại thực phẩm, sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau. 

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng và nộp cơ quan chức năng

Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm  trong vòng 12 tháng.
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề  hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ .
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp)
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ công bố chất lượng và tiến hành xử phạt đơn vị kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm 

Hồ sơ công bố chất lượng sau khi được nộp tới cơ quan chức năng, nếu còn thiếu giấy tờ hay sai sót nội dung cần nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung kịp thời. Bởi nếu để kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, việc này còn tạo cơ hội cho đối thủ kinh doanh mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng. 

Sau khi có kết quả kiểm tra vệ sinh ATTP, nếu mẫu thành phẩm mang về được đánh giá không đạt chất lượng an toàn thực phẩm (hay thực phẩm bẩn) sẽ bị cơ quan thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu tiêu hủy số thực phẩm không đảm bảo trên. 

Kiểm tra VSATTP đối với hàng nhập khẩu 

Theo quy định mới nhất hiện nay về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành gồm 3 phương thức như sau:

Phương thức kiểm tra giảm

Là hình thức kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan hải quản lựa chọn và thực hiện. Phương thức này được áp dụng trên các trường hợp hàng hóa đã xác nhận đạt yêu cầu về vệ sinh ATTP do cơ quan có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra ATTP mà Việt Nam là thành viên, có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đối với lô hàng, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc đã có ba lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường, hoặc được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương. 

Kiểm tra thông thường

Áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp thuộc đối tượng kiểm tra giảm hoặc kiểm tra chặt. Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng).

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Người quản lý có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Kiểm tra chặt

Kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm: Áp dụng đối lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó hoặc không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất. 

Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng).

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Người quản lý có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Ai có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh ATTP?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT, các cơ quan sau đây có đầy đủ thẩm quyền kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trường mầm non nói riêng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung:

  • Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
  • Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
  • Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm đều cần xin các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở của mình. Ngoài ra, cơ sở/doanh nghiệp của bạn có thể đạt giấy chứng nhận HACCP, GMP hoặc ISO 22000 đối với Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm thay cho giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giữa thời buổi thực phẩm kém an toàn tràn lan như hiện nay thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là minh chứng, lời đảm bảo của cơ sở, đơn vị sản xuất (có sự công nhận của cơ quan chức năng) về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. 

Trên đây là quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được cơ quan chức năng thực hiện. Hy vọng bài viết giúp quý khách hàng hiểu hơn về thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có câu hỏi hay thắc mắc nào về dịch vụ cấp giấy chứng nhận tại ISOCERT, hãy liên hệ  qua số holine 0976389199.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo