Quy trình VietGAP cho cây lúa

Quy trình VietGAP cho cây lúa

Admin 24/01/2024

Thế nào là VietGAP cho lúa?

VietGAP cho lúa (tên đầy đủ là Vietnamese Good Agricultural Practices for Rice) là một tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản phẩm lúa tại Việt Nam. 

Tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc, trình tự cùng các thủ tục được sử dụng như một bản hướng dẫn đầy đủ cho các cá nhân/ tổ chức thực hiện sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch sản phẩm lúa. 

Quy trình VietGAP cho cây lúa

Thế nào là quy trình VietGAP cho cây lúa?

Áp dụng quy trình VietGAP cho cây lúa giúp đảm bảo các sản phẩm lúa gạo được sản xuất ra thực sự có chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động; bảo vệ môi trường cũng như dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. 

Quy trình VietGAP cho cây lúa 

Quy trình VietGAP cho cây lúa được ban hành kèm theo Quyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 9 /11/2010 ngày 9 tháng 11 năm 2010 bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể, quy trình này sẽ bao gồm 11 bước như sau: 

Bước 1: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Khi đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất cho cây lúa, cá nhân/ tổ chức cần phải chú ý đến những điều sau:

Quy trình VietGAP cho cây lúa

Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

  • Vùng được chọn để trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sản xuất tại địa phương thực hiện. 
  • Cần phải khảo sát, đánh giá sự phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, cũng như các quy định hiện hành về những mối nguy có khả năng gây ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý. 
  • Nếu mức độ ô nhiễm ở ngưỡng cho phép thì vẫn có thể chọn vùng sản xuất đó. 
  • Nếu mức độ ô nhiễm cao thì cần phải có các hành động khắc phục sao cho phù hợp. Trong trường hợp không thể khắc phục được thì cá nhân/ doanh nghiệp không thể áp dụng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Bước 2: Quản lý đất

Sau khi lựa chọn được vùng đất sản xuất phù hợp, cá nhân/ tổ chức vẫn cần phải kiểm soát và thực hiện các cuộc đánh giá thường niên về các mối nguy về hóa học, sinh học và vật lý của vùng đất đó. 

quy trình vietgap cho cây lúa

Quản lý đất

Nếu vùng đất sản xuất lúa xuất hiện các mối nguy tiềm ẩn thì cá nhân/ tổ chức nên ghi chép lại rõ ràng, cụ thể. Đây chính là cơ sở để cá nhân/ tổ chức có thể đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa phù hợp để không xảy ra các mối nguy này trong tương lai nữa. 

Bước 3: Giống lúa

Để sản xuất ra các thương phẩm lúa đạt chuẩn VietGAP thì việc lựa chọn giống lúa sao cho phù hợp là đặc biệt quan trọng, cụ thể:

  • Lựa chọn giống lúa có nguồn gốc rõ ràng và phải nằm trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. 
  • Giống lúa được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải là giống lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận (I hoặc II). 

quy trình vietgap cho cây lúa

Lựa chọn giống lúa chất lượng

Bước 4: Phân bón (bao gồm chất bón bổ sung)

Cũng tương tự như việc quản lý đất, nhà sản xuất cần phải đánh giá thường niên các mối nguy có khả năng gây ô nhiễm liên quan tới phân bón. Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng phân bón đối với sản phẩm lúa bao gồm: 

quy trình vietgap cho cây lúa

Cần phải kiếm soát các mối nguy liên quan đến phân bón

  • Chỉ sử dụng các sản phẩm phân bón thuộc danh mục phân bón được cấp phép sản xuất kinh doanh và được sử dụng tại Việt Nam.
  • Không sử dụng các sản phẩm phân bón ủ hoai mục hay rác thải sinh hoạt/ công nghiệp chưa qua chế biến cho lúa. 
  • Nên lựa chọn các loại phân bón ít gây ô nhiễm, điển hình là các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ đã qua xử lý cho lúa
  • Nên lựa chọn nơi chứa phân bón cùng các dụng cụ phối trọn ở những khu vực độc lập không gần nơi bảo quản lúa và nguồn nước dùng để tưới cây. Chú ý vệ sinh sạch sẽ và bảo dưỡng thường xuyên mỗi lần sử dụng.

Bước 5: Nước tưới

Khi lựa chọn nguồn nước tưới, nên lựa chọn nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải được xử lý cẩn thận và đạt yêu cầu trước khi sử dụng. Tuyệt đối không được dùng các nguồn nước chưa qua xử lý thải ra từ khu công nghiệp, bệnh viện, khu dân cư,... Đồng thời, nhà sản xuất cần chú ý thực hiện đánh giá hàng năm các mối nguy gây ô nhiễm hóa học/ sinh học có ảnh hưởng đến nguồn nước dùng để nuôi trồng lúa. 

quy trình vietgap cho cây lúa

Lựa chọn nguồn nưới sạch, an toàn

Bước 6: Hoá chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)

Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất lúa nếu không được kiểm soát và xử lý sao cho phù hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Bởi vậy, nhà sản xuất khi áp dụng quy trình VietGAP cho lúa nên:

quy trình vietgap cho cây lúa

Kiểm soát hóa chất sử dụng trong sản xuất lúa

  • Sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và kinh doanh tại Việt Nam. 
  • Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật phải có nguồn gốc rõ ràng, được sử dụng đúng liều, đúng lượng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và theo quy định của các cơ quan quản lý.
  • Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thay vào đó, nhà sản xuất có thể áp dụng các biện pháp như IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) và ICM (quản lý cây trồng tổng hợp).
  • Chú ý vệ sinh và bảo dưỡng dụng cụ phun thuốc thường xuyên sau mỗi lần lần sử dụng.
  • Cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết và nước thải từ rửa dụng cụ phun thuốc để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Khu vực chứa thuốc bảo vệ thực vật phải tách biệt với khu vực sản xuất, kho chứa lúa.
  • Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật phải thoáng mát. Không nên để các loại thuốc dạng lỏng trên giá hoặc trên các sản phẩm thuốc dạng bột. 
  • Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật phải có nhãn mác rõ ràng trên bao bì hoặc thùng chứa. 
  • Tuyệt đối không tái sử dụng các bao bì hoặc thùng chứa sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, chúng phải được thu gom, cất giữ và xử lý theo đúng các quy định, luật định hiện hành. 
  • Chú ý lưu trữ riêng các loại nhiên liệu, xăng, dầu hoặc các hóa chất khác để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm đến lúa.

Bước 7: Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Việc thu hoạch các sản phẩm từ lúa cần phải đảm bảo:

  • Đúng thời gian cách ly khi thu hoạch lúa.
  • Các thiết bị, dụng cụ, bao bì hoặc các vật tư tiếp xúc trực tiếp với lúa phải có chất liệu an toàn, vệ sinh sạch sẽ, bảo trì thường xuyên trước và sau mỗi lần sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm đến lúa. 
  • Không dùng bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay phế thải cùng các chất nguy hiểm khác để đựng lúa. Tốt nhất là nên phân loại rõ ràng và tách biệt các loại bao bì được sử dụng với mục đích khác nhau. 

quy trình vietgap cho cây lúa

Thu hoạch lúa

Về kho chứa, đóng bao và bảo quản lúa, nhà sản xuất cần phải chú ý: 

  • Đặt kho chứa lúa thương phẩm tách biệt với các khu vực chứa máy móc, thiết bị cùng xăng, dầu hoặc mỡ. 
  • Có hệ thống thoát nước cùng các biện pháp ngăn chặn phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ lúa bị ô nhiễm.
  • Các hoạt động khử trùng, phòng trừ các sinh vật gây dịch bệnh có hại cho lúa trong kho chứa cần phải tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Về hoạt động vận chuyển lúa sau khi thu hoạch, nhà sản xuất nên:

  • Làm sạch phương tiện vận chuyển lúa trước khi sử dụng.
  • Không vận chuyển lúa cùng lúc với các hàng hóa có khả năng gây ô nhiễm tới lúa. 

Bước 8: Người lao động

Một trong những yếu tố ít được quan tâm nhưng lại đặc biệt quan trọng khi nhà sản xuất áp dụng quy trình VietGAP cho cây lúa chính là người lao động. Khi sử dụng lao động trong hoạt động sản xuất lúa, nhà sản xuất cần phải chú ý đến các vấn đề an toàn lao động như: 

  • Lựa chọn người có kiến thức và kỹ năng sử dụng hóa chất trong sản xuất lúa. 
  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn sơ cứu; hướng dẫn tại kho chứa hóa chất; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị và hướng dẫn áp dụng những biện pháp sơ cứu cần thiết trong trường hợp người lao động bị nhiễm hóa chất. 
  • Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cho người thực hiện quản lý và sử dụng hóa chất. Chú ý vệ sinh sạch sẽ quần áo bảo hộ lao động trước và sau khi sử dụng và không nên để chung với thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Đặt biển cảnh báo khi vùng sản xuất lúa vừa được phun thuốc bảo vệ thực vật.
  • Xây dựng hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi người lao động vận hành.
  • Các máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất lúa cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây tai nạn cho người lao động. 

quy trình vietgap cho cây lúa

Người lao động cũng là một yếu tố quan trọng trong quy trình VietGAP cho cây lúa

Về khía cạnh vệ sinh cá nhân, nhà sản xuất cần phải thiết lập rõ ràng các quy định vệ sinh cá nhân và thông báo cho toàn bộ người lao động. Người lao động cần phải tuân thủ tuyệt đối các quy định này để không gây ô nhiễm tới sản phẩm lúa. 

Về khía cạnh đào tạo, nhà sản xuất cần phải phổ biến và tập huấn cho người lao động về những nội dung như sau:

  • Phương pháp sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật cùng những biện pháp bảo đảm an toàn;
  • Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất lúa;
  • Những hướng dẫn trong sơ cứu tai nạn lao động, đặc biệt là khi người lao động bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật;
  • Phương pháp vệ sinh cá nhân;
  • Biện pháp IPM và ICM trong sản xuất lúa;
  • Quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Bước 9: Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Việc ghi chép và lưu trữ hồ sơ chính là cơ sở để cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm (khi cần). Các nội dung cần phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ bao gồm:

quy trình vietgap cho cây lúa

Cần ghi chép và lữu trữ hồ sơ mọi quá trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

  • Vùng sản xuất
  • Giống cây trồng
  • Nguồn nước tưới
  • Phân bón
  • Hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật)
  • Vị trí cùng mã số của lô sản phẩm
  • Nhãn mác của bao bì, thùng chứa
  • Thời gian, khối lượng, địa chỉ nơi xuất hàng, nơi tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ theo từng lô sản phẩm
  • Các rủi ro trong quá trình sản xuất lúa cùng biện pháp khắc phục, kết quả khắc phục
  • ...

Lưu ý: Từng bước trong quy trình VietGAP cho cây lúa cần được ghi chép cụ thể trong hồ sơ. Hồ sơ cần được lưu giữ tối thiểu 2 năm. 

Bước 10: Kiểm tra nội bộ

Hoạt động kiểm tra nội bộ nên được tổ chức tối thiểu mỗi mùa vụ sản xuất 1 lần. Các báo cáo về cuộc đánh giá, kiểm tra cần phải được lưu trữ dưới dạng hồ sơ và phải có chữ ký của đánh giá viên và người đại diện thực hiện quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

quy trình vietgap cho cây lúa

Nên tiến hành kiểm tra nội bộ tối thiểu 1 lần mỗi mùa vụ

Bước 11: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Khiếu nại là điều mà các tổ chức/ cá nhân khó có thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất và kinh doanh lúa thương phẩm. Bởi vậy, khi có khiếu nại từ đối tác/ khách hàng, cá nhân/ tổ chức nên xây dựng quy trình khiếu nại sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Đồng thời, lưu giữ đơn khiếu nại cũng như kết quả xử lý khiếu nại đó vào hồ sơ.

quy trình vietgap cho cây lúa

Quy trình VietGAP phải bao gồm bước tiếp nhận và giải quyết khiếu nại khi cần

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, cá nhân/ tổ chức đã nắm rõ hơn về quy trình VietGAP cho cây lúa gồm những bước nào, trình tự ra sao để có thể sản xuất được các sản phẩm từ lúa thực sự an toàn và đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn VietGAP. 

Mọi thắc mắc về tiêu chuẩn VietGAP, cá nhân/ tổ chức có thể liên hệ trực tiếp với ISOCERT qua hotline 0976 389 199 (hoàn toàn miễn phí) để được hỗ trợ, tư vấn trong thời gian sớm nhất. 

Tham khảo thêm các dịch vụ mà ISOCERT cung cấp:

Bài viết liên quan

CodLUCK Thành Công Đạt Chứng Nhận ISO 9001 và ISO/IEC 27001

Chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2022 hiện thực hóa hành trình hướng đến sự hoàn thiện của CodLUCK , tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt qua được những rào cản kỹ thuật trong thương mại, thuận tiện cho việc thâm nhập các thị trường mới.

Đào tạo ISO 9001 và 5S tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh

Đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO 9001 và 5S là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công ty CP Đức Việt 568 - Hải Dương

Đánh giá ISO 9001 xác định Công Ty CP Đức Việt 568 đã áp dụng và tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 9001 để xét cấp Giấy chứng nhận ISO 9001.

ISOCERT tham dự Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 cùng Forbes Việt Nam

ISOCERT đã trao đổi cùng các chuyên gia và doanh nghiệp trong Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 do Forbes Việt Nam tổ chức với chủ để “Nền kinh tế mới”.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

Bài viết liên quan

CodLUCK Thành Công Đạt Chứng Nhận ISO 9001 và ISO/IEC 27001

Chứng nhận ISO 9001:2015 và ISO/IEC 27001:2022 hiện thực hóa hành trình hướng đến sự hoàn thiện của CodLUCK , tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt qua được những rào cản kỹ thuật trong thương mại, thuận tiện cho việc thâm nhập các thị trường mới.

Đào tạo ISO 9001 và 5S tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh

Đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO 9001 và 5S là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp lái xe Phú Ninh.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công ty CP Đức Việt 568 - Hải Dương

Đánh giá ISO 9001 xác định Công Ty CP Đức Việt 568 đã áp dụng và tuân thủ theo các yêu cầu của ISO 9001 để xét cấp Giấy chứng nhận ISO 9001.

ISOCERT tham dự Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 cùng Forbes Việt Nam

ISOCERT đã trao đổi cùng các chuyên gia và doanh nghiệp trong Hội nghị Phát triển Bền vững 2024 do Forbes Việt Nam tổ chức với chủ để “Nền kinh tế mới”.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

Tin tức và Sự kiện liên quan

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á

ISOCERT vừa hoàn thành đợt đánh giá Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 tại Công ty Khoa học Kỹ thuật Môi trường Đông Nam Á.

ISOCERT đánh giá ISO 9001 tại Công Ty Cơ Khí Bách Tùng

Chuyên gia ISOCERT đã có mặt tại Đà Nẵng thực hiện đánh giá tuân thủ Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 của Công ty Cơ khí Bách Tùng.

ISOCERT trao chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 cho InterLOG và WR1

SOCERT đồng thời trao chứng nhận cho Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (Interlog) và Chi nhánh Công ty CP Giao Nhận Tiếp Vận Quốc Tế (WR1).

ISOCERT Đánh Giá Hệ thống Quản lý Chất Lượng ISO 9001 Tại Giao Hàng Tiết Kiệm

ISOCERT đánh giá ISO 9001 Giao hàng tiết kiệm. Duy trì Hệ thống Quản lý Chất lượng và có chứng nhận ISO 9001 giúp GHTK đạt được danh hiệu Thương hiệu Việt Nam 2022.

ISOCERT Đào Tạo Nhận Thức ISO/IEC 27001 Tại GENESTORY

GeneStory đã lựa chọn ISOCERT thực hiện đào tạo Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 để nâng cao nhận thức của nhân viên công ty về an toàn bảo mật thông tin.

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo