ISO 45001 được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (OH & S) cùng với cách hướng dẫn sử dụng giúp tổ chức cải thiện hiệu quả trong việc phòng ngừa thiệt hại và thương tích gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
ISO 45001 không phân biệt quy mô, loại hình hay tính chất nào cả mà được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức.
ISO 45001 cho phép một doanh nghiệp thông qua hệ thống quản lý OH & S tích hợp các khía cạnh khác về an toàn và sức khỏe như phúc lợi hoặc chăm sóc sức khỏe công nhân. Tuy nhiên cần lưu ý rằng một doanh nghiệp có thể được yêu cầu bởi các yêu cầu pháp lý hiện hành nhằm giải quyết các vấn đề đó.
Sơ lược về ISO 45001
OHSAS 18001 là tiêu chuẩn được ban hành vào tháng 7 năm 2007 về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. OHSAS giúp các tổ chức, đơn vị có thể kiểm soát hoàn toàn các mối nguy hại có thể phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và bất thường, sau đó có thể cải tiến được những hoạt động đó.
Không phân biệt quy mô, loại hình, OHSAS 18001 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu và mong muốn thiết lập hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động.
So sánh ISO 45001 và OHSAS 18001
Tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 có một số điểm giống nhau, cụ thể:
- Mục đích: mục đích chung của cả hai tiêu chuẩn này đều tạo ra hệ thống quản lý phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động: Nền tảng để xây dựng nguyên tắc cho cả 2 tiêu chuẩn này dựa trên chu kỳ PDCA.
- Các điểm tương đồng khác: một số yêu cầu được đề cập trong OHSAS 18001 cũng được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO 45001 bao gồm các yêu cầu chính sách, mục tiêu cải tiến, xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, yêu cầu năng lực, yêu cầu nhận thức, các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống cũng như các yêu cầu theo dõi, đo lường và phân tích cách thức hoạt động và cải tiến của OH & S.
Điểm giống nhau giữa ISO 45001 và OHSAS 18001
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 chính là ISO 45001 tập trung chủ yếu vào sự tương tác giữa các tổ chức và môi trường kinh doanh. Trong khi đó, OHSAS lại tập trung vào quản lý các mối nguy về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các vấn đề liên quan.
ISO 45001 thường được tập trung nhiều hơn vào bối cảnh của tổ chức. Với bộ tiêu chuẩn ISO 45001 thì các tổ chức sẽ cần phải được cân nhắc hơn vào các vấn đề về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cũng như xem xét những gì mà xã hội mong đợi ở Doanh Nghiệp của họ đối với các vấn đề trên.
Có thể phân biệt 2 tiêu chuẩn này qua bảng dưới đây:
Tiêu chí |
ISO 45001:2018 |
OHSAS 18001 |
Cơ quan ban hành |
ISO 45001 được ban hành bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế. |
OHSAS 18001 được ban hành bởi Viện tiêu chuẩn Anh (BSI). |
Năm ra đời |
2018 |
phiên bản đầu tiên được ra đời năm 1999 |
Phạm vi |
Tiêu chuẩn Quốc tế, áp dụng và phổ biến trong 165 nước thành viên của Ủy ban ISO. |
Tiêu chuẩn của Anh, được áp dụng ra các nước khác. |
Cấu trúc tiêu chuẩn |
Được xây dựng dựa trên hệ thống cấu trúc ISO cao - ISO Hight Level Structure. |
không có cấu trúc ISO Hight Level Structure. |
Xác định bối cảnh |
ISO 45001 yêu cầu bối cảnh nội bộ và bên ngoài. Đây là một yêu cầu tiến bộ, mới mẻ giúp tổ chức nhận thức được tình trạng hiện tại để xây dựng một hệ thống phù hợp ngay từ đầu. |
Không có |
Xác định rõ nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng |
Khi thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động, ISO 45001 tập trung vào nhu cầu, mong đợi của người lao động và sự tham gia của người lao động. |
Có hướng vào mong đợi và nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chưa nêu rõ ràng trong các điều khoản. |
Sự tham gia và tham vấn của người lao động |
Tiêu chuẩn ISO 45001 nêu rõ các yêu cầu về việc cần có sự tham vấn, tham gia của người lao động. |
Có thực hiện tham vấn của người lao động nhưng các yêu cầu không được nêu chi tiết như trong ISO 45001. |
Quản lý rủi ro và cơ hội |
Đưa ra các yêu cầu về nhận diện rủi ro, cơ hội và lên kế hoạch các quá trình để han chế rủi ro có thể xảy ra, tận dụng được cơ hội. |
Không nhắc đến việc quản lý cơ hội và chưa nêu rõ việc hoạch định kiểm soát rủi ro ngay từ khi thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. |
Cam kết của lãnh đạo |
Nhấn mạnh vào sự tham gia tích cực và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của lãnh đạo cao nhất. |
OHSAS chưa có điều khoản yêu cầu lãnh đạo đưa ra cam kết về tính hiệu quả của hệ thống và việc lãnh đạo đảm bảo sát sao với hệ thống. |
Trên đây là kiến thức tổng quan về việc so sánh ISO 45001 và OHSAS 18001 giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Mọi thắc mắc về dịch vụ, sản phẩm, quý khách xin vui lòng liên hệ tới hotline: 0976.389.199 để được các chuyên gia của ISOCERT hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
Email: contacts@isocert.org.vn >