TCVN 10395:2014 - TÁO TÂY QUẢ TƯƠI

Tổng quan

TCVN 10395:2014 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 299-2010;

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống táo tây thương phẩm thuộc loài Malus domestica Borkh, họ Rosaceae, sau khi sơ chế và đóng gói, được tiêu thụ dưới dạng tươi.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho táo tây quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp.

2. Yêu cầu về chất lượng

2.1. Yêu cầu tối thiểu

Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và sai số cho phép, tất cả các hạng táo tây quả tươi phải:

- nguyên vẹn, có thể không có cuống, miễn là vị trí phần cuống bị gẫy phải sạch và phần vỏ liền kề không bị hư hỏng;

- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;

- rắn chắc1).

- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắt thường;

- hầu như không chứa côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;

- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;

- không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;

- hầu như không có dấu hiệu bị mất nước;

 

Tải tiêu chuẩn miễn phí tại đây.


1) Độ cứng trong tiêu chuẩn này được dùng để chỉ độ chín thích hợp của quả ngoài giai đoạn chín và độ chín này được công nhận theo sự thay đổi về giống táo.

2) Vỏ và các khuyết tật khác không vượt quá các giới hạn quy định trong Phụ lục A.

3) Việc áp dụng này không ảnh hưởng đến nguyên tắc bảo vệ thực vật thích hợp.

4) Vật liệu bao gói bao gồm cả loại vật liệu bao gói tái chế dùng cho thực phẩm.

5) CAC/RCP 44-1995 đã được soát xét năm 2004 và đã được chấp nhận thành TCVN 9770:2013 (CAC/RCP 44-1995 with Amendment 1-2004) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.

6) CODEX STAN 1-1985 đã được soát xét năm 2010 và đã được chấp nhận thành TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985 with Amendment 2010) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

7) Trong trường hợp sử dụng cách thức ghi mã số thì phải ghi “người đóng gói và/hoặc người gửi (hoặc các cách viết tắt tương đương)” ở chỗ nối gần nhất với mã số.

8) CODEX STAN 193-1995 đã được soát xét năm 2007 và được chấp nhận thành TCVN 4832:2009 Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, có sửa đổi về biên tập.

9) CAC/RCP 1-1969 đã được soát xét năm 2003 và được chấp nhận thành TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm.

10) CAC/RCP 53-2003 đã được soát xét năm 2010 và được chấp nhận thành TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003. Rev. 2010) Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi.

 

Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn TCVN 10395:2014 mà ISOCERT muốn giới thiệu đến Quý bạn đọc. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này. Mọi thắc mắc và giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất!

 

> Xem thêm các áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và cách đạt chứng nhận ISO 22000 từ chuyên gia cao cấp trong ngành thực phẩm tại đây.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo