TCVN 9764:2013 - Măng cụt quả tươi

Tổng quan

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại măng cụt quả tươi thương phẩm, có tên khoa học là Garcinia mangostana L., thuộc họ Guttiferae, tiêu thụ dưới dạng quả tươi, sau khi đã được sơ chế và đóng gói.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho măng cụt dùng cho chế biến công nghiệp.

Yêu cầu chất lượng

2.1. Yêu cầu tối thiểu

Đối với tất cả các hạng, phải tuân thủ các quy định cụ thể cho mỗi hạng và sai số cho phép, măng cụt quả tươi phải:

- nguyên vẹn;

- còn nguyên đài và cuống;

- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng;

- sạch và không có tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường;

- không có sinh vật hại gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của quả;

- không có hư hại do sinh vật hại gây ra;

- không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ nước ngưng tụ do vừa lấy ra từ bảo quản lạnh;

- không có mùi và/hoặc vị lạ;

- tươi, có hình dạng, màu sắc và mùi vị đặc trưng cho loài;

- không bị chảy nhựa;

- không có khuyết tật nhìn thấy bằng mắt thường;

- có thể cắt và mở ra dễ dàng.

2.1.1. Sự phát triển và trạng thái của măng cụt quả tươi phải cho phép chúng có thể:

- tiếp tục quá trình chín sau thu hoạch cho đến khi chúng đạt được độ chín thích hợp (ít nhất vỏ phải có màu hồng);

- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;

- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

2.2. Phân hạng

Măng cụt quả tươi được phân thành hai hạng như sau:

2.2.1. Hạng “đặc biệt”

Măng cụt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, đặc trưng cho giống và/hoặc loại sản phẩm thương mại, không có khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhỏ ngoài vỏ không làm ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài, chất lượng và cách xếp sản phẩm trong bao gói.

2.2.2. Hạng I

Măng cụt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và/hoặc loại sản phẩm thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không làm ảnh hưởng tới hình thức bên ngoài, chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trong bao gói:

- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;

- khuyết tật nhẹ trên vỏ của quả và đài, như: thâm, xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị khuyết tật không lớn hơn 10 % diện tích bề mặt quả.

Các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.

 

Tải full bản tiêu chuẩn tại đây.

 

TCVN 9764: 2013 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

> Xem thêm các áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và cách đạt chứng nhận ISO 22000 từ chuyên gia cao cấp trong ngành thực phẩm tại đây.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0
0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo