Thách thức của các doanh nghiệp nhỏ ngành cao su

Tổng quan

Ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su hiện là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào khâu sản xuất, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) nhà nước (phần lớn thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) và các hộ gia đình (hay còn gọi là cao su tiểu điền) chiếm hơn 50% tổng diện tích cao su cả nước.

Hiện ngành cao su có các chuỗi cung về 3 nhóm mặt hàng chủ yếu của ngành, bao gồm: cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ cao su và sản phẩm gỗ cao su. Các chuỗi cung này khác nhau ở các khía cạnh như động lực của chuỗi, các nhóm tham gia tại mỗi khâu, hàm lượng thông tin, khoa học công nghệ, nguồn lực tài chính sử dụng trong mỗi chuỗi… Nhìn chung, mỗi chuỗi cung đều có 3 hợp phần cơ bản: Đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn. Hợp phần đầu nguồn của chuỗi cung cao su thiên nhiên bao gồm khâu sản xuất cao su và thu mua nguyên liệu. Nguyên liệu đầu vào của khâu này là mủ cao su từ vườn cây (mủ nước và mủ đông) và gỗ cao su (gỗ tròn). Nhiều cá nhân và tổ chức tham gia vào hợp phần đầu nguồn này, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI), các hộ dân, một số hợp tác xã. Các sản phẩm đầu ra của khâu này là nguồn nguyên liệu đầu vào cho hợp phần giữa nguồn bao gồm khâu sơ chế/chế biến mủ cao su và gỗ cao su. Các sản phẩm sơ chế chủ yếu là cao su khối, cao su ly tâm cô đặc, cao su tờ xông khói… và gỗ xẻ, ván ghép thanh, MDF…. Trong khâu này, chủ yếu các thành phần tham gia là các doanh nghiệp. Một phần các sản phẩm đầu ra của khâu này được xuất khẩu trực tiếp, phần còn lại được đưa vào khâu chế biến sâu trong nước, là hợp phần cuối cùng của chuỗi cung. Các sản phẩm của chế biến sâu từ cao su thiên nhiên bao gồm lốp xe, linh kiện ô tô, đế giày, găng tay, chỉ thun, băng tải, nệm gối, dụng cụ thể

thao… Các sản phẩm chế biến sâu của gỗ cao su bao gồm đồ gỗ nội, ngoại thất, vật dụng trang trí. 

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt là tình hình Covid trên toàn cầu, gây tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, giao thương, đầu tư bị gián đoạn, cộng hưởng các rủi ro chính trị, dịch bệnh, suy yếu động lực đầu tư, ngành nông lâm thủy sản, du lịch, logistics, phân phối, dịch vụ,... đều bị ảnh hưởng và đương nhiên ngành cao su của Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động đó. 

Nói riêng đến các tiểu điền, các doanh nghiệp nhỏ, phải kể đến các thách thức đang gặp phải như sau:

  1. Xuất khẩu là trọng tâm của ngành. Vậy làm thế nào để tăng xuất khẩu cả về sản lượng và chất lượng, hội nhập sâu rộng trên thị trường quốc tế?

Đến nay, trên 80% cao su thiên nhiên của Việt Nam được xuất khẩu, vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô tập trung vào Trung Quốc (hàng năm tiêu thụ trên 65% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam). Khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, thông tin, cộng với rào cản thương mại, đòi hỏi khắt khe của các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, chính là các thách thức mà các tiểu điền, doanh nghiệp tư nhân đang đối mặt hiện nay.

  1. Thách thức từ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

* Đối với cao su thiên nhiên, CPTPP cùng với Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ đưa thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam từ thuế suất 3% giảm còn 0%. Song, chính sách thuế nhập khẩu này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt cho cao su thiên nhiên Việt Nam ngay trên “sân nhà” với cao su nhập khẩu từ các nước trong khu vực.   

* Đối với sản phẩm cao su, mỗi nước thành viên CPTPP có lộ trình cắt giảm riêng cho từng nhóm sản phẩm và sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế quan trong vòng 16 năm sau khi CPTPP có hiệu lực. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của những nước có ngành công nghiệp chế biến cao su phát triển mạnh như Nhật Bản, Canada, Malaysia, Mexico, Singapore với sản phẩm giá rẻ hơn khi thuế nhập khẩu bằng 0%. Ngoài ra, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu có yêu cầu chất lượng cao cũng sẽ là rào cản cần vượt qua để tận dụng cơ hội thuế giảm.

* Công nghiệp hỗ trợ với những sản phẩm linh kiện cao su cho ngành Ô tô. Doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ sản phẩm cao su của công nghiệp hỗ trợ từ các thành viên CPTPP, đặc biệt từ Nhật Bản, Malaysia dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong nước, gây áp lực cạnh tranh rất lớn.

  1. Tiếp cận các cơ chế và chính sách

Các chính sách và cơ chế của nhà nước chủ yếu có chức năng hỗ trợ phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, hoặc hạn chế sản xuất trong giai đoạn thị trường thế giới suy giảm. Tuy nhiên, các chính sách và cơ chế này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các hộ tiểu điền chưa tham gia vào các tổ chức chuyên ngành cao su, do đó khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về chính sách, về thị trường, giá cả. 

  1. Lao động

Lực lượng lao động chính tại các doanh nghiệp khai thác cao su nhỏ hầu hết là lao động phổ thông, thậm chí có khu vực là dân tộc thiểu số. Việc học tập, áp dụng và tiếp cận nguồn thông tin mới, kỹ thuật mới cũng như quản lý tương đối khó khăn. Ngoài ra, chủ nghĩa kinh nghiệm cũng gây ra các hạn chế và thách thức lớn với một số doanh nghiệp cao su hiện nay.

  1. Thương hiệu và chất lượng sản phẩm

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nông lâm nghiệp dựa vào xuất khẩu, thương hiệu và chất lượng sản phẩm là một trong những giá trị cốt lõi của ngành. Thiếu thương hiệu, sản phẩm chất lượng kém khó có thể thực hiện việc chuyển đổi từ ngành chuyên xuất khẩu nguyên liệu thô, gia công chế biến, với giá trị gia tăng thấp, sang ngành chế biến sâu, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, được biết đến trên thị trường quốc tế. Cho đến nay, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của ngành cao su Việt Nam có vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện chưa có tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn quốc gia về chất lượng đối với nguồn cao su thiên nhiên đầu vào của chuỗi cung. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có bất cứ cơ quan quản lý nào có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng của nguyên liệu mủ cao su đầu vào. Chất lượng mủ kém, không đồng đều làm cho giá bán cao su của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá bán các mặt hàng cùng chủng loại từ các quốc gia khác.

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam cũng không có bất kỳ quy chuẩn quốc gia nào có tính áp dụng bắt buộc về chất lượng sản phẩm đối với các mặt hàng cao su tiêu thụ trên thị trường và xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam hiện đang có Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được một số doanh nghiệp áp dụng cho các mặt hàng đầu ra của mình, các tiêu chuẩn này chỉ mang tính chất khuyến cáo, và việc áp dụng hay không, hay áp dụng ra sao, ở mức độ nào lại hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. 

Trong những năm gần đây, các yêu cầu của thị trường về sản phẩm cao su bền vững ngày càng tăng. Các yêu cầu này không chỉ đơn thuần là về chất lượng mà còn bao gồm việc tuân thủ nghiêm ngặt của những tổ chức/cá nhân tham gia thị trường về các quy định luật pháp liên quan đến lao động, môi trường, xã hội và trách nhiệm tài chính. Điều này đòi hỏi mọi thành phần trong chuỗi cung sản phẩm, bao gồm cả các hộ gia đình tham gia khâu sản xuất phải nắm bắt được các thông tin có liên quan đến các yêu cầu này, và phải phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm có liên quan. Việc không tuân thủ các quy định này đồng nghĩa với các rủi ro về thị trường, và có thể dẫn đến tình trạng bị mất thị trường và khách hàng. Tại các nước phát triển, các tiêu chí về môi trường và xã hội áp dụng trong sản phẩm ngày càng được mở rộng. Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung và cung sản phẩm cho các thị trường này, cần áp dụng các tiêu chí này và phải chịu các đánh giá độc lập, giám sát định kỳ để được cấp giấy chứng nhận về sản phẩm bền vững. Doanh nghiệp có các sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chí này sẽ không có lợi thế cạnh tranh và có nguy cơ không thể tiếp cận với thị trường. 

 

Bài toán về chất lượng và môi trường luôn làm cho các doanh nghiệp ngành cao su ở Việt Nam phải đau đầu. Tuy nhiên, nếu biết cách tiếp cận và cập nhật thường xuyên đến các cơ chế chính sách, hay các Hệ thống quản lý chất lượng, Hệ thống quản lý môi trường, Các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, Một số tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế,...là một trong những lời giải thuyết phục nhất, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa giúp dễ dàng quản lý, đồng thời mang lại năng lực cạnh tranh nhất định. Lựa chọn ISOCERT - tổ chức chứng nhận uy tín, được thừa nhận quốc tế với dịch vụ đào tạo và đánh giá chứng nhận, chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất và giải được bài toán chất lượng đặt ra.

Thanh Thanh

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo