THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG

Tổng quan

Ở nước ta hiện nay, ngành Công nghiệp dệt may đang ngày càng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao, phong phú, đa dạng của con người mà còn là ngành nghề giúp Việt Nam đảm bảo giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người trong xã hội và đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế từng bước phát triển theo hướng tích cực, khả quan nhất.

Hình ảnh: Ngành dệt may Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế đất nước.

 

Những năm gần đây, ngành Công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay, cả nước có khoảng 822 Doanh nghiệp dệt may, trong đó Doanh nghiệp quốc doanh là 231 Doanh nghiệp, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 Doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam dù đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn.

LỢI THẾ TỪ HIỆP ĐỊNH EVFTA

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với ngành dệt may, dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU sẽ tăng khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ưu đãi EVFTA đem lại là vượt trội so với cơ chế GSP đang được hưởng

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công Thương đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm, trong đó khoảng 18% KNXK về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Thuế suất cơ sở cho hàng may mặc là 12%, từ mức thuế này các mặt hàng sẽ về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc về 0% theo lộ trình B3, B5, B7, tức sau 3 – 7 năm từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Cần giải quyết yêu cầu về xuất xứ nguyên liệu khi tham gia EVFTA

           

 

 Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi cũng còn không ít thách thức đối với ngành dệt may khi EVFTA được phê chuẩn. Hiệp định EVFTA đã “đánh” đúng vào điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam khi yêu cầu về xuất xứ của sợi, vải. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, dệt may sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi xuất khẩu vào EU. 

Về lâu dài, để giải quyết vấn đề nguồn gốc xuất xứ vải khi may hàng xuất khẩu sang EU, chỉ có cách các doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước phải phối hợp, liên kết với nhau để có thể sử dụng nguồn vải của nhau; phải liên kết với nhau để đầu tư hoặc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt vải nhằm bảo đảm nguồn vải may hàng xuất khẩu sang EU, hưởng tối đa ưu đãi.

Bên cạnh những thách thức về nguồn gốc xuất xứ, còn những thách thức nữa mà chúng ta phải đối mặt không chỉ ở EVFTA mà cả CPTPP, đó là an toàn về sản phẩm, về môi trường, dân sinh, lao động… Đây là những thị trường rất khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, nhất là yêu cầu bảo đảm các vấn đề trên trong quá trình sử dụng sản phẩm. Về các điều kiện này, thực sự các DN Việt Nam chưa chú trọng. Chính vì vậy, để tận dụng tốt các cơ hội của EVFTA, CPTPP, các DN trong nước phải cải thiện những hạn chế đó.

Do đó, để nâng cao chất lượng hàng dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh: Yếu tố quyết định đầu tiên là con người, cho nên các cơ sở đào tạo phải chấp nhận tốn kém mời chuyên gia giỏi của nước ngoài vào đào tạo hoặc cử người có năng lực đi đào tạo tại nước ngoài, phải cấp kinh phí cho họ để họ có động lực theo học chuyên ngành rất khó này.

Bên cạnh đó nhà trường phải đầu tư thiết bị nhưng phải tương đương với thiết bị đang sử dụng tại DN để khi ra trường sinh viên mới có thể làm việc được. Nếu không đủ điều kiện đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, các cơ sở đào tạo có thể phối hợp, liên kết với DN để đưa sinh viên về đào tạo, thực tập tại DN. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ đối với công tác đào tạo trong lĩnh vực dệt may, các DN tăng cường đầu tư vào dệt, nhuộm…

Lê Phượng

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo