Thách thức và cơ hội của "bức tranh" thị trường tài chính

Tổng quan

Như chúng ta cũng đã có thể thấy được thực tế rằng năm 2020, bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 và hậu quả thiên tai, bão lụt,.. đã đẩy ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính nói riêng với không ít những biến động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi bước sang năm 2021 ngành tài chính cũng có những cơ hội và thách thức nhất định.Trước tiên phải kể đến các cơ hội từ đó các doanh nghiệp có thể cố gắng để đạt được bước nhảy vọt tăng trưởng cao nhất. 

Thứ nhất nhờ vào sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của Chính phủ với sự nỗ lực của các doanh nghiệp.Theo các chuyên gia kinh tế, GDP Việt Nam tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, là một thành tích đáng ghi nhận trong đó đóng góp rất lớn của ngành tài chính. Hầu hết các công ty tài chính nhận thấy, đây là giai đoạn xuất hiện những khó khăn chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội "lửa thử vàng", chính những thách thức của thị trường tài chính tiêu dùng đã tạo nên sức bật cho doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của họ. 

Thứ hai do tác động tích cực của cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rộng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành tài chính Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Bên cạnh đó, các FTA này tác động tích cực tới các doanh nghiệp tài chính dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, tác động từ CPTPP và EVFTA còn có thể đến từ việc tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, từ đó, kỳ vọng tạo ra tác động tích cực trong trung và dài hạn.

Về thách thức, là một nền kinh tế tài chính có độ mở cao, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu thế tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới và nhiều nước lớn nới lỏng tiền tệ, mâu thuẫn địa chính trị, chính sách tiền tệ khó dự đoán của các nước, nợ công các nước tăng cao…. Nếu như trong năm 2020 thống kê biên độ lãi suất đầu ra - đầu vào của nhiều ngân hàng được mở rộng, do lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động vốn, thì năm 2021 biên độ này có thể thu hẹp khi áp lực lãi suất tiền gửi có thể tăng trở lại, trong khi ngân hàng vẫn phải giữ lãi suất cho vay hoặc thậm chí giảm thêm để hỗ trợ nền kinh tế theo định hướng của nhà điều hành. Nhưng ắt hẳn rằng nỗi lo lớn nhất vẫn là nợ xấu có thể gia tăng trở lại khi Thông tư 01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực vào năm 2021. Đồng thời, các doanh nghiệp tài chính chưa trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro cho nợ xấu bị ảnh hưởng bởi COVID-19. 

Vì vậy, các công ty công nghệ tài chính sẽ tiếp tục phát triển thị phần ở một số dịch vụ truyền thống như thanh toán, chuyển tiền, phân phối bảo hiểm và thậm chí là cho vay, từ đó gia tăng nguồn thu phí dịch vụ, thu nhập từ cho vay của các ngành khác trong nền kinh tế đầy sôi động. Gần đây, mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending) đã được các cơ quan quản lý đề xuất có chính sách kiểm soát, nhưng điều đó cũng có thể mở đường cho việc hợp thức hóa mô hình kinh doanh này cho giai đoạn tới. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và bán chéo các sản phẩm bảo hiểm. Ngành tài chính cần tận dụng được công nghệ trong CMCN 4.0 và thu hút đầu tư có sự cải thiện chất lượng, phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại thì kỳ vọng GDP tăng trưởng cao nhất có thể.

Cuối cùng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tài chính theo hướng nâng cao chất lượng phát triển và năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm và chiến lược phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của các quốc gia trong khu vực và thế giới, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển nền văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế. Đặc biệt phát triển nâng cao năng lực của từng nhân viên trong mỗi doanh nghiệp, luôn cải tiến thích nghi với thời cuộc. Song song với đó cũng loại bỏ những cá thể không đáp ứng được công việc tất cả tạo nên một tập thể vững mạnh để cùng thực hiện tốt sứ mệnh của doanh nghiệp đề ra. Đồng thời góp sức cho ngành tài chính cũng như nền kinh tế đạt những dấu ấn trên nhịp cầu trên thế giới.

 

Trần Thơm

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo