Thu gom, xử lý nước

Tổng quan

Được sống trong một cuộc sống hiện đại, chúng ta có được sự trợ giúp của các thiết bị công nghiệp giúp cho mọi công việc đều được thuận lợi hơn. Nhưng cũng chính vì sự hiện đại đó đã khiến cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Lúc này con người phải tìm cách giải quyết triệt để nhất. Và trong số đó không thể không kể đến tầm quan trọng của việc xử lý nước thải.

Hiện tại có rất nhiều các nhà máy xí nghiệp hay các công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt ảnh hưởng đến đời sống của con người. Đa phần các công ty này cũng có những biện pháp xử lý nước thải tuy nhiên một phần là để đối phó mặt khác là hoạt động không hiệu quả. Các chất thải không được xử lý triệt để chính là mầm mống của bệnh tật khiến cho con người và các loại sinh vật khác. Việc làm này cũng đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người và gây nên những căn bệnh nguy hiểm.

1. Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội (2015) Hiện nay, hệ thống thoát nước Hà Nội là hệ thống chung cho cả nước mưa và nước thải. Nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, bệnh viện. Do việc đầu tư hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải đang triển khai, nên hiện tại, Hà Nội chỉ có một số trạm và nhà máy xử lý đang hoạt động như: Nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì; trạm xử lý nước thải Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Hồ Tây, Yên Sở… Vì vậy, chỉ một phần nhỏ lượng nước thải được xử lý (khoảng 23,2%), phần còn lại gần như không được xử lý và xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Nước thải chưa qua xử lý là nguyên nhân khiến kênh mương, ao hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo Ông Đặng Minh Dũng - Phó Giám đốc Cty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng (2015): Đà Nẵng đang có 4 trạm xử lý nước thải sử dụng công nghệ hồ kỵ khí đơn giản là Phú Lộc, Hòa Cường, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đây là công nghệ XLNT ít tốn kém nhất, không cần dùng năng lượng điện và tách các chất ô nhiễm đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sau thời gian đi vào vận hành, từ cuối năm 2009 đã phát sinh một số vấn đề. Đó là, nước thải sau khi xử lý phát sinh mùi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; lượng bùn tích tụ trong lòng hồ không được kiểm soát và tăng theo thời gian đã làm giảm sức tải của hồ, dẫn đến hiệu suất xử lý chất hữu cơ sẽ giảm. Công nghệ áp dụng ở 17 nhà máy xử lý nước thải rất đa dạng, từ hồ yếm khí phủ bạt ở Đà Nẵng đến hệ thống bùn hoạt tính tiên tiến hơn như ở nhà máy Bình Hưng (Hồ Chí Minh) và Yên Sở (Hà Nội). Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này không phải là các thông số nước thải đầu vào/đầu ra mà do các yếu tố về địa điểm như đất và nguồn nhân lực vận hành – bảo dưỡng hệ thống hiện có.

2. Xử lý nước thải bệnh viện

Tại các bệnh viện như BV Quân đội 108, BV Bạch Mai, BV Hai Bà Trưng, Hà Nội (Xây dựng mới), BV Việt-Tiệp , BV Nhi TP Hải Phòng, BV Đa khoa TP Huế,BV Nhi Thuỵ Điển Hà nội và BV Uông Bí, BV Nhi TP HCM … có trạm xử lý nước thải với công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp xử lý bằng phương pháp hóa học, Viện KHVN nay là Viện KH & CN Quốc Gia đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải bằng hóa học và sinh học. Hiện có khoảng 100-150 trong số 1100 bệnh viện (hay khoảng 10-15% số bệnh viện) có trạm xử lý nước thải bệnh viện đưa vào hoạt động 

3. Xử lý nước thải công nghiệp

Theo thống kê của Tổng cục Môi trường, tính đến tháng 10/2014, trên cả nước đã có 209 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 47.300 hécta. Trong đó, 80% các khu công nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 20% số khu công nghiệp còn lại chưa hoặc đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó có cả những khu công nghiệp đã lấp đầy 70%-100% công suất xử lý nước.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập trong quá trình vận hành.

Hiện nay, tính chung trên địa bàn cả nước, lượng nước thải các loại chưa được xử lý lên tới 1,5 tỉ m3. Trong đó nước thải ở các khu đô thị và các khu công nghiệp khoảng 1tỉ m3. Chỉ có khoảng 30% cơ sở sản xuất công nghiệp có trạm xử lý nước thải, nhưng hầu hết các cơ sở này vận hành chưa đủ tiêu chuẩn hoặc không được vận hành thường xuyên. Các thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường chưa đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả, đồng thời chưa hình thành được ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.

Vấn đề thách thức chính đối với các đơn vị xử lý nước thải chính là thiếu sự đồng bộ về hạ tầng và yếu kém về công nghệ, chưa có các hỗ trợ quyết liệt từ phía cơ quan chức năng và người dân.

 Bài 3: Một số yêu cầu pháp luật liên quan đến lĩnh vực cung cấp nước và xử lý nước thải

 

Từ hơn 20 năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách hoàn thiện hơn khung khổ pháp lý cho các vấn đề quản lý và xử lý nước thải, cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh môi trường. Kể từ khi ban hành tiêu chuẩn đầu tiên (TCVN 5945:1995) vào năm 1995, các quy định về chất lượng nước thải sau xử lý đã nhiều lần thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định 88 ban hành năm 2007 là cột mốc quan trọng đối với hoạt động quản lý nước thải đô thị và khu công nghiệp do Nghị định này khắc phục nhiều vấn đề cản trở sự phát triển hiệu quả của lĩnh vực này. Bên cạnh đó phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với những quy định về hệ thống thu gom, xử lý nước thải và quan trắc nước thải tự động của khu công nghiệp trước khi đi vào hoạt động.

 

Bên cạnh đó, Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh lực hạ tầng kỹ thuật trong Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về Thoát nước và xử lý nước thải đã được hợp nhất và có hiệu lực từ ngày 15/2/2010. Theo đó, Nghị định quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có các quy định cụ thể về Đầu tư phát triển hệ thống thoát nước; Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước; Đấu nối hệ thống thoát nước; Giá dịch vụ thoát nước; Trách nhiệm quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải…

 

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 về quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; trong đó có những điểm mới về đối tượng chịu phí cũng như mức phí. Trong đó, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải theo quy định đi kèm là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định.

 

Ánh Nguyệt

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo