Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm – Các bước cụ thể

Tổng quan

Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được hiểu như thế nào?

Theo Khoản 1, Điều 2, Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế thì công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được hiểu là việc tổ chức, cá nhân tự tiến hành công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây được xem là một thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm;
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về Luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Đối tượng nào cần phải công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

- Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; các loại phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ và vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật cần phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường

- Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

- Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu cần phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu.

Thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm – Các bước cụ thể

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 19/2012/TT-BYT, trình tự, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉ định/ phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận/ phòng kiểm nghiệm được thừa nhận và đánh giá phù hợp với quy định an toàn thực phẩm dựa theo kết quả kiểm nghiệm và nội dung được quy định tại Khoản 2, Điều 3 của Thông tư  19/2012/TT-BYT

Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

+ Nộp tại Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm đối với trường hợp thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

+ Nộp tại Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (không kể thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn;

+ Nộp tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi mà tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn đối với các sản phẩm sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu;

+ Nộp tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi mà tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đóng trên địa bàn: Sản phẩm có cùng chất lượng của cùng một tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm nhưng được sản xuất tại 2 tỉnh, thành phố trở lên.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày làm việc (đối với thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là 30 ngày), cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân.

Để được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cần những giấy tờ gì?

Để được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cần những giấy tờ sau:

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm (trong vòng 12 tháng)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng (đối với thực phẩm sản xuất trong nước)
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với đối tượng bắt buộc)
  • Mẫu nhãn sản phẩm
  • Các chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000/ HACCP hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức/doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 22000/ HACCP hoặc tương đương.

Nếu Quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai dịch vụ Công bố hợp quy, Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Công bố thực phẩm chức năng, Công bố thực phẩm nhập khẩu, Công bố Mỹ Phẩm, Công bố Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm hay cấp các loại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như ISO 22000, HACCP… Hãy đến với dịch vụ của chúng tôi.

Với sứ mệnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong sự nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa vì lợi ích Quốc Gia, ISOCERT luôn muốn mang đến những dịch vụ uy tín và chất lượng nhất cho khách hàng. Mọi nhu cầu và thắc mắc xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo hotline 0976.389.199 để được hỗ trợ tận tình và chu đáo nhất.

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo