Thủ Tục Hải Quan - Những Điều Cần Biết

Tổng quan

Thủ Tục Hải Quan là gì?

Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

  • Ví dụ 1: khi tôi muốn đưa 100 tấn thịt bò nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam tiêu thụ, tôi phải làm thủ tục thông quan cho số thịt bò này. Trường hợp này là nhập khẩu hàng hóa.
  • Ví dụ 2: Công ty tôi khai thác tàu biển hàng rời, khi tàu từ nước ngoài về tới cảng Hải Phòng dỡ hàng, người bên tôi phải làm thủ tục với cơ quan hải quan để con tàu được nhập cảnh. Trường hợp này là nhập cảnh với phương tiện vận tải.

Lưu ý: thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hóa & phương tiện vận tải, không áp dụng cho người. Ở Việt Nam, việc làm thủ tục cho người xuất nhập cảnh là cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng ở cửa khẩu.


Mục đích Thủ Tục Hải Quan

Với hàng xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Kỳ thực, thủ tục này nhằm quyết hai mục đích cơ bản như sau:

  • Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.
  • Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm. Bạn không thể nhập ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.

Ví dụ: Các mặt hàng như di vật, cổ vật, tài nguyên động vật quý hiếm của quốc gia thì không được xuất khẩu, hay các mặt hàng như pháo, đạn dược hay hàng điện lạnh đã qua sử dụng thì không được nhập vào việt nam


Văn bản pháp luật liên quan

Khi làm những thủ tục phức tạp, quan trọng nhất là cần biết căn cứ để định hướng. Nếu bạn thuê đơn vị làm dịch vụ hải quan, họ sẽ tư vấn cho bạn. Còn nếu không bạn cũng nên tìm hiểu những văn bản luật cơ bản liên quan đến lĩnh vực hải quan:

  • Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015)
  • Nghị định 154/2005/NĐ chi tiết hóa Luật hải quan 2005;
  • Thông tư 128/2013/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế thông tư 194/2010/TT-BTC)
  • Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC

Công việc phải làm của chủ hàng và công chức hải quan là khác nhau. Thủ tục cũng ít nhiều khác nhau cho các loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, gia công, đầu tư, sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, v.v…)

Bài viết này tập trung vào công việc của người khai hải quan cho loại hình nhập kinh doanh (tương tự với các loại hình khác).


Thủ tục Hải quan

Khi làm thủ tục hải quan, người khai tờ khai (chủ hàng, đại lý hải quan, hoặc người khai thuê hải quan) thực hiện những bước cơ bản sau:

1. Khai và nộp tờ khai hải quan

Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống VNACCS.

Phụ lục 2: Chỉ tiêu nhập liệu đối với hàng nhập khẩu

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định (gồm Booking Note, Invoice, Packing List, Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng xuất cần giấy phép)). Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử, áp dụng hệ thống VNACCS mới.

Những điểm lưu ý:

- Mỗi tờ khai khai báo tối đa 50 dòng hàng được khai báo.

- Có các chỉ tiêu bắt buộc phải nhập, các chỉ tiêu không bắt buộc phải nhập và các chỉ tiêu bắt buộc phải nhập trong trường hợp có điều kiện ràng buộc với chỉ tiêu khác.

- Tổng trị giá hải quan không vượt quá 17 ký tự.

- Tổng trị giá hóa đơn không vượt quá 20 ký tự (bao gồm cả dấu cách đơn vị).

- Số tiền của trị giá hải quan, giá hóa đơn, phí vận chuyển, số tiền bảo hiểm, giá cơ bản để điều chỉnh trị giá và trị giá hải quan sau khi được quy đổi sang VND sẽ lần lượt không quá 17 ký tự (bao gồm cả dấu cách đơn vị).

2. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi có kết quả phân luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:

Luồng xanh

Có 2 trường hợp: xanh có điều kiện và không điều kiện.

  • Xanh không điều kiện: Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng, mà không phải làm gì thêm. Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục, người khai vẫn phải in ra giấy có chữ ký & đóng dấu của chủ hàng. Sau đó đem tờ khai giấy lên lấy xác nhận của hải quan tiếp nhận, rồi mới ra cảng làm thủ tục lấy hàng (đổi lệnh ở cảng, ký hải quan cổng bãi). Nghĩa là các bước công việc vẫn làm tương tự như tờ khai luồng vàng, có điều thời gian hải quan tiếp nhận xem xét đóng dấu sẽ nhanh hơn (với điều kiện họ thấy thông tin tờ khai không có vấn đề gì).
  • Xanh có điều kiện: phải xuất trình thêm những chứng từ bổ sung như: Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), Giấy kiểm tra chất lượng (ví dụ: kiểm dịch thực vật), giấy nộp thuế… Với loại luồng xanh này, chắc chắn bạn phải tới chi cục hải quan để làm thủ tục.

Luồng vàng

Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Hóa đơn thương mại
  • Chi tiết đóng gói
  • Chứng từ khác: C/O, kiểm tra chất lượng…

Trình tự thủ tục giống như mô tả luồng xanh có điều kiện trên đây.

Chi tiết về hồ sơ hải quan & quy trình thủ tục, bạn có thể tham khảo thêm:

  • Điều 12 thông tư 128/2013/TT-BTC.
  • Với hồ sơ hải quan điện tử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

Luồng đỏ

Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và hải quan.

Thủ tục hải quan

Trước hết, bạn vẫn phải có bộ hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng ký kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công.

Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu được đồng ý, sẽ làm thủ tục bóc tờ khai.

3. Nộp thuế

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng…

Tốt nhất là bạn nên làm theo quy định, và chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ. Như vậy, thời gian làm thủ tục sẽ nhanh hơn, và cán bộ hải quan sẽ bớt chất vấn.

Địa điểm làm thủ tục: Bạn có thể làm thủ tục thông quan tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (cảng nội địa).

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia Zalo