Tiêu chuẩn lĩnh vực Lâm nghiệp

Tổng quan

Tiêu chuẩn Quốc tế:

FSC

Fsc là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát việc khai thác rừng bền vững. Tổ chức này ủy quyền cho bên thứ 3 độc lập chứng nhận tiêu chuẩn FSC. Một khi được cấp nhãn Logo FSC giúp nhận biết tổ chức nào ủng hộ chương trình quản lý rừng bền vững. FSC Khuyến khích việc quản lý rừng phù hợp môi trường, mang lợi ích xã hội, đạt hiệu quả kinh tế phát triển bền vững.

Đối tượng nào cần Chứng nhận tiêu chuẩn rừng FSC

FSC được áp dụng cho hầu hết các tổ chức, Doanh Nghiệp không phân biệt loại hình dịch vụ, địa điểm và theo mọi quy mô. Có thể bao gồm các lâm trường, nông trường, tổ chức và cá nhân, đơn vị trồng và khai thác rừng. Những đơn vị vận chuyển, chế biến các sản phẩm từ rừng (chế biến lâm sản)

FSC đưa ra 10 nguyên tắc cho việc thực hiện quản lý rừng bền vững.

  • Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc của FSC.
  • Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu.
  • Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ.
  • Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động.
  • Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng.
  • Nguyên tắc 6: Tác động về môi trường.
  • Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý.
  • Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá.
  • Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
  • Nguyên tắc 10: Các khu rừng trồng

Các loại chứng chỉ FSC hiện nay:

– FSC-FM là chứng chỉ rừng FSC được viết tắt bởi FSC-Forest Management Certificate) – Chứng nhận Quản lý rừng FSC: Đây là tiêu chuẩn có yêu cầu cho một khu rừng được xác định cần phải tuân thủ theo các yêu cầu có liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu

cầu của chuẩn FSC đưa ra.

– FSC-CoC (FSC-Chain of Custody Certificate) – Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm FSC: Tiêu chuẩn này có đưa ra các yêu cầu cho các đơn vị làm lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc gỗ đã được chứng nhận. Các sản phẩm này có thể được sử dụng logo nhãn FSC và dấu chứng nhận từ tổ chức chứng nhận rừng FSC-CoC.

– FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood Certificate) – Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm FSC/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC: yêu cầu các tổ chức chứng minh các sản phẩm gỗ được giao dịch từ các nguồn gốc được chứng nhận FSC và các nguồn gốc gỗ có kiểm soát FSC, các sản phẩm này có thể được sử dụng nhãn FSC và dấu chứng nhận của Tổ Chức Chứng Nhận.

Quản lý rừng bền vững (Sustainable forest management - SFM)

Định nghĩa về SFM được phát triển bởi Hội nghị Bộ trưởng về Bảo vệ Rừng ở Châu Âu (FOREST CHÂU ÂU), và từ đó đã được Tổ chức Nông lương (FAO) thông qua. Nó định nghĩa quản lý rừng bền vững là:

“Quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và ở mức độ, duy trì đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống và tiềm năng phát triển của chúng , hiện tại và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội có liên quan, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và điều đó không gây ra thiệt hại cho các hệ sinh thái khác.”

Bảy lĩnh vực chủ đề chung về quản lý rừng bền vững đã xuất hiện dựa trên các tiêu chí của chín sáng kiến ​​chỉ số và tiêu chí khu vực và quốc tế đang thực hiện. Bảy lĩnh vực chuyên đề là:

  • Mức độ tài nguyên rừng
  • Đa dạng sinh học
  • Sức khỏe rừng và sức sống
  • Chức năng sản xuất của tài nguyên rừng
  • Chức năng bảo vệ tài nguyên rừng
  • Các chức năng kinh tế - xã hội
  • Khung pháp lý, chính sách và thể chế.

Tiêu chuẩn PEFC

The Programme for the Endorsement of Forest Certification (PEFC) là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1999 tại châu Âu (tại Pháp) với các hoạt động thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận độc lập bởi bên thứ ba.

PEFC làm việc trong suốt chuỗi cung cấp sản phẩm để thúc đẩy thực hành tốt trong việc quản lý rừng và để đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm từ rừng được sản xuất và tuân theo các tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Nhờ nhãn sinh thái, khách hàng và người tiêu dùng có thể xác định các sản phẩm từ rừng được quản lý bền vững.

PEFC là một tổ chức bảo trợ. Nó hoạt động bằng cách ủng hộ hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia phát triển thông qua quá trình nhiều đánh giá các bên liên quan ưu tiên tính phù hợp và các điều kiện của địa phương.

Tiêu chuẩn quản lý rừng PEFC được phân ra thành 2 loại chứng nhận cụ thể:

  • PEFC-FM (Forest Management certification): Chứng nhận về quản lý rừng. Chứng chỉ PEFC-FM dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng.
  • PEFC- CoC (Chain of Custody certification): Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm. Chứng chỉ PEFC – CoC

Tiêu chuẩn Máy móc phục vụ lâm nghiệp

Tiêu chuẩn Máy móc lâm nghiệp di động

Các doanh nghiệp đã có bước chuẩn bị kỹ lưỡng sẵn sàng hội nhập sâu rộng, thông qua Hiệp định về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), mở cánh cửa lớn cho sản phẩm gỗ sang thị trường chung châu Âu (EU) và các nước trên thế giới, là tín hiệu lạc quan để ngành xuất khẩu gỗ trở thành sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, một trong những nhóm ngành đem đến lợi nhuận cao.


Tiêu chuẩn Việt Nam

Các quy định chung đối với Lĩnh vực Lâm nghiệp bao gồm:

1. Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

2. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

3. Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;

4. Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của bộ NN&PTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

5. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

6. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

7. Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý rừng bền vững

8. Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNN ngày 16/11/2018 của Bộ NNPTNT Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

9. Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Danh mục các TCVN về Lâm nghiệp do Bộ NN&PTNT ban hành

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Gỗ và các sản phẩm gỗ (Gỗ xẻ cây lá rộng, Gỗ khúc cây lá kim, Kết cấu gỗ - gỗ ghép thanh bằng keo, gỗ xẻ, gỗ tròn, Yêu cầu kỹ thuật Đồ gỗ...)
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Ván gỗ (Ván gỗ dán, Ván dăm, Ván sợi, Ván gỗ nhân tạo,...)
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Máy lâm nghiệp
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng trừ sâu hại cây rừng
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng trừ bệnh hại cây rừng
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bảo quản lâm sản
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các sản phẩm dầu (Dầu cỏ chanh, Dầu bạc hà, Dầu quế
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hạt giống lâm nghiệp
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Công nghiệp khai thác gỗ

 

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976389199
scrollTop
zalo
0976389199 Gọi báo giá zalo Zalo