Tư vấn công nhận ISO/IEC 17025: Hệ thống quản lý phòng thử nghiệm

Tư vấn công nhận ISO (IEC) 17025 - Công nhận phòng thí nghiệm

Dịch Vụ Đào Tạo Hướng Dẫn Áp Dụng ISO/IEC 17025 Để Đạt Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Và Được Công Nhận Tổ Chức Đánh Giá Phù Hợp

  • Đáp ứng theo quy định bắt buộc của Nghị định 62/2016/NĐ-CP
  • Đạt tiêu chuẩn từ Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC)
  • Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý
  • Có giá trị chứng minh năng lực kỹ thuật và có độ tin cậy cao
  • Đạt điều kiện để tiến hành xác nhận hoặc thừa nhận năng lực của các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn
  • Được khách hàng tin cậy và mở rộng cơ hội kinh doanh

Tổng quan

Tổng quan về ISO/IEC 17025

ISO/IEC 17025 là yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (General Requirements for the competence of testing and calibration laboratories). ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) ban hành.

Hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm đảm bảo rằng phòng thí nghiệm đảm bảo kết quả chính xác và hợp lệ. Các phòng thí nghiệm sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện kiểm tra và hiệu chuẩn chất lượng.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được thiết kế để tích hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 – hệ thống quản lý chất lượng, vì vậy tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 không chỉ đưa ra các yêu cầu để quản lý và đảm bảo năng lực kỹ thuật mà còn bao gồm những quy định về hệ thống quản lý chất lượng để đạt được khả năng đưa ra những kết quả đo lường/thử nghiệm tin cậy cao và được quốc tế thừa nhận.


Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là gì?

ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) phát triển, nhằm xác định các yêu cầu chung về năng lực của các phòng thí nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ cho các phòng thí nghiệm đảm bảo rằng họ có thể thực hiện các phép thử nghiệm và hiệu chuẩn với độ chính xác cao, đáng tin cậy và nhất quán.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 bao gồm 02 phần chính:

1. Yêu cầu về quản lý:

  • Tổ chức: Phòng thí nghiệm phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng, xác định trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí.
  • Hệ thống quản lý chất lượng: Phải thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025.
  • Kiểm soát tài liệu: Quản lý các tài liệu liên quan đến hoạt động của phòng thí nghiệm, đảm bảo chúng được cập nhật và kiểm soát chặt chẽ.
  • Đánh giá nội bộ và cải tiến: Thực hiện các đánh giá nội bộ định kỳ để phát hiện và khắc phục các điểm yếu, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

2. Yêu cầu về kỹ thuật:

  • Nhân sự: Nhân viên phải có trình độ, kinh nghiệm và đào tạo phù hợp để thực hiện các công việc thử nghiệm và hiệu chuẩn.
  • Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường: Phòng thí nghiệm phải có cơ sở vật chất và điều kiện môi trường phù hợp để đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm.
  • Phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn: Phải sử dụng các phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn được xác nhận, đảm bảo độ chính xác và tính lặp lại.
  • Thiết bị: Thiết bị đo lường và thử nghiệm phải được hiệu chuẩn và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tính chính xác và tin cậy.
  • Quản lý mẫu và hồ sơ thử nghiệm: Các mẫu thử và hồ sơ liên quan phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật thông tin.

ISO/IEC 17025 không chỉ giúp các phòng thí nghiệm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận và chấp nhận kết quả trên toàn cầu, tăng cường uy tín và khả năng cạnh tranh của các phòng thí nghiệm trên thị trường quốc tế.


Tại sao cần áp dụng ISO/IEC 17025?

Áp dụng ISO/IEC 17025 giúp các phòng thí nghiệm:

  • Nâng cao chất lượng quản lý (kiểm soát các quy trình thử nghiệm & hiệu chuẩn)
  • Tuân thủ các quy định pháp lý và yêu cầu khách hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh và hợp tác
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ chứng minh được năng lực và độ tin cậy (đặc biệt trong các dự án và hợp đồng quốc tế)
  • Tạo thuận lợi cho việc công nhận và chấp nhận kết quả thử nghiệm trên toàn cầu (tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu)
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động (tối ưu hóa quy trình hoạt động)
  • Đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên

Đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 áp dụng cho tất cả:

  • Các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn
  • Các phòng thử nghiệm bên thứ nhất, bên thứ hai, bên thứ ba
  • Các phòng thử nghiệm mà việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn là một phần của hoạt động giám định và chứng nhận sản phẩm

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 áp dụng cho tất cả các PTN không phụ thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn.

Khi một phòng thử nghiệm không thực hiện một hoặc nhiều hoạt động được quy định trong tiêu chuẩn này, như lấy mẫu và thiết kế/phát triển các phương pháp mới, thì các yêu cầu thuộc các điều đó không cần áp dụng.

Lợi ích

Lợi ích của ISO/IEC 17025 - Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm

Khi đạt được chứng chỉ đào tạo về ISO/IEC 17025, doanh nghiệp có thể:

  • Đáp ứng theo quy định bắt buộc của Nghị định 62/2016/NĐ-CP
  • Chứng minh đạt tiêu chuẩn từ Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC)
  • Chứng minh năng lực kỹ thuật và có độ tin cậy cao
  • Đạt điều kiện để tiến hành xác nhận hoặc thừa nhận năng lực của các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn
  • Được khách hàng tin cậy và mở rộng cơ hội kinh doanh
  • Tăng lợi thế cạnh tranh
  • Cải tiến quy trình làm việc hiệu quả cao hơn

Quy định pháp lý

Quy định pháp lý về ISO/IEC 17025 tại Việt Nam

Nghị định 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 của Chính phủ về việc quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Tại chương III, điều 16 có ghi về việc các sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng từ các tổ chức thử nghiệm, giám định và chứng nhận được công nhận sẽ được ưu tiên trong hoạt động quản lý sản phẩm/hàng hóa trong nước và quan hệ thương mại với nước ngoài. Nghĩa là doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ tại phòng thí nghiệm có áp dụng ISO/IEC 17025 và có chứng nhận ISO/IEC 17025 sẽ được ưu tiên hơn trong các hoạt động thương mại trong nước và quốc tế. 

Riêng đối với với lĩnh vực xây dựng, theo quy định tại Điều 5, Nghị định 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, ISO/IEC 17025 là bắt buộc đối với các tổ chức đăng ký cấp mới hoặc chuyển đổi từ các quyết định công nhận năng lực thực hiện các phép thử sang Giấy chứng chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.


ISO/IEC 17025 được công nhận quốc tế

Trên thế giới, việc công nhận ISO/IEC 17025 được thực hiện bởi các tổ chức công nhận quốc tế như ILAC (International Laboratory Accreditation Cooperation). ISO/IEC 17025 là căn cứ để được VILAS công nhận về năng lực của phòng thí nghiệm.

Các phòng thí nghiệm được chứng nhận ISO/IEC 17025 có thể tham gia vào mạng lưới công nhận toàn cầu, giúp kết quả thử nghiệm của họ được chấp nhận rộng rãi trên phạm vi quốc tế.

Nội dung đào tạo

Những tài liệu bắt buộc trong hồ sơ công nhận ISO/IEC 17025

Nội dung đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO/IEC 17025

Đào tạo hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là một quá trình quan trọng nhằm giúp các phòng thí nghiệm hiểu rõ và thực hiện đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn. 

TT Nội dung chính Chi tiết
1 Giới thiệu về ISO/IEC 17025

- Lịch sử và phát triển: Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

- Phạm vi áp dụng: Trình bày phạm vi và đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn.

- Cấu trúc tiêu chuẩn: Giới thiệu về cấu trúc và các phần chính của ISO/IEC 17025.

2 Yêu cầu về quản lý

- Hệ thống quản lý chất lượng: Hướng dẫn xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

- Tổ chức và quản lý: Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận trong phòng thí nghiệm.

- Kiểm soát tài liệu: Phương pháp quản lý và kiểm soát các tài liệu liên quan đến hoạt động của phòng thí nghiệm.

- Quản lý hồ sơ: Hướng dẫn lưu trữ, bảo mật và kiểm soát hồ sơ thử nghiệm và hiệu chuẩn.

- Đánh giá nội bộ: Phương pháp thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ để phát hiện và khắc phục các điểm yếu, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

3 Yêu cầu về kỹ thuật

- Nhân sự: Yêu cầu về trình độ, kỹ năng và đào tạo cho nhân viên thực hiện các công việc thử nghiệm và hiệu chuẩn.

- Cơ sở vật chất và điều kiện môi trường: Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường cần thiết để đảm bảo kết quả thử nghiệm chính xác và đáng tin cậy.

- Thiết bị: Hướng dẫn về quản lý, hiệu chuẩn và bảo dưỡng thiết bị đo lường và thử nghiệm.

- Phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn: Lựa chọn, xác nhận và áp dụng các phương pháp thử nghiệm và hiệu chuẩn phù hợp.

- Quản lý mẫu thử: Quy trình tiếp nhận, xử lý, bảo quản và quản lý mẫu thử nghiệm.

- Đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm: Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong quá trình thử nghiệm và hiệu chuẩn.

4 Thực hành và ứng dụng

- Phân tích rủi ro và cơ hội: Phương pháp phân tích và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động của phòng thí nghiệm.

- Cải tiến liên tục: Các công cụ và kỹ thuật để thực hiện cải tiến liên tục trong hệ thống quản lý chất lượng.

- Giải quyết sự không phù hợp: Phương pháp xác định, điều tra và giải quyết các sự không phù hợp trong quá trình thử nghiệm và hiệu chuẩn.

5 Chuẩn bị cho đánh giá và công nhận

- Quy trình đánh giá để được công nhận: Hướng dẫn chuẩn bị cho các cuộc đánh giá từ các tổ chức công nhận.

- Yêu cầu và hồ sơ cần thiết: Chuẩn bị hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho quá trình đánh giá.

- Đánh giá giám sát và tái công nhận: Quy trình và yêu cầu cho các cuộc đánh giá giám sát và tái công nhận

6 Thực hành tình huống thực tế

- Nghiên cứu tình huống: Phân tích các tình huống thực tế và bài học kinh nghiệm từ các phòng thí nghiệm đã áp dụng ISO/IEC 17025.

- Chia sẻ kinh nghiệm: Chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia và các phòng thí nghiệm đã đạt công nhận.

7 Hỗ trợ sau khóa học

- Tư vấn và hỗ trợ: Cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho các học viên sau khóa học để đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn được thực hiện một cách hiệu quả.

- Cập nhật thông tin: Cập nhật các thay đổi và thông tin mới nhất về tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và các quy định liên quan.

Khóa đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO/IEC 17025 giúp các phòng thí nghiệm nắm bắt được các yêu cầu của tiêu chuẩn, từ đó áp dụng một cách hiệu quả và đủ điều kiện đạt được công nhận  ISO/IEC 17025. 

ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO

Chi phí

Chi phí đào tạo ISO/IEC 17025

Chi phí đào tạo ISO/IEC 17025 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Quy mô phòng thử nghiệm
  • Số lượng chi nhánh phòng thử nghiệm
  • Cơ cấu tổ chức phòng thí nghiệm
  • Mục tiêu cần đạt được của phòng thử nghiệm
  • Địa điểm phòng thử nghiệm
  • Thời lượng khóa học

Do vậy, chi phí đào tạo hướng dẫn áp dụng ISO/IEC 17025 không cố định. Đầu tư vào khóa đào tạo chất lượng là một bước quan trọng để đảm bảo phòng thử nghiệm đạt đủ điều kiện được công nhận ISO/IEC 17025, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Gặp chuyên gia!

Quy trình đánh giá

Quy trình hướng dẫn để đạt công nhận ISO/IEC 17025

Quá trình chuẩn bị và hướng dẫn để đạt công nhận ISO/IEC 17025 bao gồm các bước sau:

  • B1: Đánh giá nội bộ: Phối hợp với phòng thử nghiệm tự đánh giá để xác định mức độ tuân thủ tiêu chuẩn.
  • B2: Chuẩn bị tài liệu: Xây dựng và chuẩn bị tài liệu hệ thống quản lý chất lượng.
  • B3: Đánh giá sơ bộ: Thực hiện mô phỏng đánh giá sơ bộ.
  • B4: Khắc phục và cải tiến: Thực hiện các biện pháp khắc phục (nếu có).
  • B5: Đánh giá chính thức: Hỗ trợ phòng thử nghiệm trong kì đánh giá chính thức để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức công nhận (Công nhận sẽ do một bên thứ 3 độc lập - khách quan thực hiện như BoA).

Khách hàng tiêu biểu

tại sao chọn chúng tôi
icon_why

Tại sao chọn chúng tôi

Cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp vì lợi ích Quốc gia

Tin tưởng và hợp tác với ISOCERT để cùng xây dựng một tương lai thành công và bền vững.

Quy trình - Thủ tục dễ hiểu

icon_why

Hơn 200 Chuyên Gia và Nhân Sự có trình độ Đại Học Trở Lên

icon_why

Chi Nhánh ở cả 3 Miền Bắc - Trung - Nam

icon_why

Dịch Vụ Chuyên Nghiệp - Tận Tâm

icon_why

Chứng nhận được Công Nhận trên toàn thế giới thông qua IAFCERTSEARCH

icon_why

FAQ câu hỏi thường gặp

ISO/IEC 17025 áp dụng cho tất cả các phòng thử nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, nội dung áp dụng có thể cần điều chỉnh phù hợp với từng loại phòng thử nghiệm cụ thể.
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và các cơ quan quản lý. Trong một số ngành công nghiệp và quốc gia, công nhận ISO/IEC 17025 có thể là yêu cầu bắt buộc.
SO/IEC 17025 và ISO 9001 đều là các tiêu chuẩn quản lý chất lượng, nhưng ISO/IEC 17025 tập trung vào các yêu cầu đặc thù cho phòng thí nghiệm thử nghiệm và hiệu chuẩn. ISO 9001 có thể là một phần cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng của ISO/IEC 17025, nhưng ISO/IEC 17025 có các yêu cầu kỹ thuật chi tiết hơn. Việc áp dụng và chứng nhận ISO/IEC 17025 giúp các phòng thí nghiệm nâng cao năng lực, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của kết quả thử nghiệm, từ đó tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.
Thời gian để đạt công nhận ISO/IEC 17025 phụ thuộc vào quy mô, phức tạp của phòng thí nghiệm và mức độ sẵn sàng. Quá trình này có thể mất từ vài tháng đến hơn một năm.
Công nhận ISO/IEC 17025 thường có hiệu lực trong vòng 3 năm. Trong thời gian này, phòng thí nghiệm sẽ phải trải qua các cuộc đánh giá giám sát định kỳ.

Khách hàng đánh giá, nhận xét

5

0 đánh giá

5

0

4

0

3

0

2

0

1

0

Bình luận

! Nhập đánh giá không được để trống

! Họ và tên không được để trống

! Số điện thoại không được để trống

0976.389.199
scrollTop
zalo
zalo
0976.389.199 Gọi chuyên gia zalo Zalo